Cẩn thận vơi những món quà ảo trên mạng :-ss
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Cẩn thận vơi những món quà ảo trên mạng :-ss
Đọc thêm tin tức tại http://svhn.vn
Lang thang trên mạng tìm bạn để tâm sự, một phụ nữ rơi vào cái bẫy được giăng sẵn của những gã tự xưng là người Anh, thông qua chiêu bài tặng quà.
Phản ánh với VnExpress.net, bà Trúc cho biết cách đây khoảng 6 tháng có quen ông Fread Smith thông qua mạng xã hội Tagged.com. Sau 6 tháng trò chuyện qua chat, để khẳng định tình cảm dành cho “người yêu” là sâu đậm, Fread Smith cho biết đã gửi tặng bà một thùng quà rất giá trị, vừa có nữ trang, vừa có máy quay phim và cả tiền... Người đàn ông này thông báo là sẽ có một công ty giao nhận quốc tế đứng ra làm thủ tục nhận hàng ở Việt Nam vào ngày 4/6.
Ngày 5/6, bà Trúc nhận được email từ ông Thomas Young tự xưng là người của công ty vận tải quốc tế “Intercoporate Delivery International" gởi thông báo và kèm theo một hóa đơn vận chuyển hàng (Airway Bill). Thông báo này cho biết kiện hàng đã đến sân bay Nội Bài hôm 7/6 và người đại diện ở Việt Nam là Nguyễn Thị Vân Duyên sẽ liên lạc với bà Trúc.
Trang web có đuôi .tl là tên miền miễn phí. Ảnh: Chụp màn hình
Trưa cùng ngày, bà Trúc nhận được điện thoại của Duyên đề nghị chuyển vào tài khoản cá nhân 1.120 USD (gần 22 triệu đồng) để lo chi phí làm thủ tục thông quan lô hàng. Không một chút nghi ngờ, bà đồng ý chuyển số tiền trên vào tài khoản của Duyên tại Vietcombank.
Nhận được tiền, hôm sau Vân Duyên báo tin do lô hàng có giá trị nên cơ quan chức năng bắt buộc có giấy chứng nhận bảo hiểm. Để làm giấy này bà Trúc phải đóng thêm 2.200 USD (hơn 41 triệu đồng).
“Một phần vì muốn nhận hàng nhanh, phần vì ông Fread hối thúc, tôi đã đồng ý chuyển cho cô Duyên đủ số tiền này vào ngày 10/6”, bà Trúc nói.
Sau đó, Thomas xác nhận qua email đã nhận đủ tiền, nhưng cho biết cơ quan chức năng yêu cầu có thêm giấy chứng nhận chống hành vi khủng bố thì mới được nhận hàng. Ông yêu cầu bà Trúc đóng thêm 4.200 USD (khoảng 80 triệu đồng).
Vì nghĩ đây là lần cuối nên bà chạy khắp nơi vay mượn bạn bè để gom đủ số tiền trên chuyển cho Vân Duyên vào ngày 14/6. Vài ngày sau, Thomas gửi email cho và cho biết lô hàng chưa đến tay bà là do cơ quan chức năng yêu cầu giấy chứng nhận chống hành vi khủng bố phải đóng dấu miễn thuế. Để làm giấy này, bà phải chuyển thêm 9.830 USD bằng dịch vụ chuyển tiền Western Union đến cho người tên là Novalisa Sari ở Jakarta Indonesia (văn phòng đại diện của họ ở Châu Á). Thomas cũng thông báo, đã sa thải người đại diện tại Việt Nam là Vân Duyên.
Bà Trúc cho biết không chuyển tiền ra nước ngoài bằng dịch vụ Western Union được nên yêu cầu cho số tài khoản của một người đại diện khác tại Việt Nam. Thomas giới thiệu Lê Ngọc Loan là người đại diện mới.
Cô gái tên Loan tiếp tục gọi điện yêu cầu bà Trúc chuyển gấp số tiền 9.830 USD nêu trên vào tài khoản cá nhân tại ngân hàng BIDV. Cô này còn dọa rằng nếu bà Trúc không gửi đủ thì tổng số tiền gần 8.000 USD đã chuyển trong những lần trước coi như không còn giá trị, và lô hàng sẽ bị gửi trả về người gửi.
Nhiều lần thương lượng, ngày 23/6 họ đồng ý cho bà chuyển 1.000 USD (thay vì hơn 9.000 USD) vào tài khoản của Loan, đổi lại hàng sẽ được chuyển đến nhà bà Trúc.
"Linh cảm mách bảo đang có điều bất thường, tôi quyết định không chuyển tiền qua tài khoản nữa mà yêu cầu gặp trực tiếp mới giao tiền. Tuy nhiên, cô gái liên tục từ chối gặp với đủ lý do và khăng khăng đòi tôi chuyển qua tài khoản”, bà Trúc nói với VnExpress.net.
Điều đáng nói là tất cả số điện thoại của nhóm người này, bà Trúc đều không thể liên lạc được, trừ khi họ chủ động gọi cho bà (luôn hiện lên số máy riêng). Đến hôm nay (30/7), bà Trúc cho biết Loan vẫn liên tục gọi điện và gửi mail hối thúc nộp tiền.
Theo nguồn tin riêng của VnExpress.net, cùng thời điểm bà Trúc chuyển tiền thì tài khoản của Vân Duyên thì có rất nhiều người khác đã chuyển tiền vào cùng tài khoản này. Người ít nhất 5-10 triệu, người nhiều trên 50 triệu đồng. Nhưng khi số tiền trên được chuyển vào tài khoản, ngay lập tức được rút ra bằng tiền mặt thông qua thẻ ATM.
Airwaybill có nhiều yếu tố chứng minh là giả. Ảnh: L.C.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, trang web của công ty vận chuyển “Intercoporate Delivery international ltd" có nguồn gốc từ Đông Timor. Các thông tin trên website được đăng ký tên miền từ một công ty chuyên cung cấp tên miền con miễn phí ở Đức, nên website có đuôi là page.tl. Các email nhóm người kia gởi cho bà Trúc cũng có domain từ Đức. IP của những email này đi qua 2 nước là Đức và Malaysia, địa chỉ email của họ có đuôi “.gmx” là mail miễn phí.
Airway bill mà Thomas chuyển đến cho bà Trúc có dấu hiệu là một chứng từ giả, hoàn toàn không có số vận đơn và đã được dùng Photoshop để xử lý tên người nhận và người gửi.
Theo VnExpress
Lang thang trên mạng tìm bạn để tâm sự, một phụ nữ rơi vào cái bẫy được giăng sẵn của những gã tự xưng là người Anh, thông qua chiêu bài tặng quà.
Phản ánh với VnExpress.net, bà Trúc cho biết cách đây khoảng 6 tháng có quen ông Fread Smith thông qua mạng xã hội Tagged.com. Sau 6 tháng trò chuyện qua chat, để khẳng định tình cảm dành cho “người yêu” là sâu đậm, Fread Smith cho biết đã gửi tặng bà một thùng quà rất giá trị, vừa có nữ trang, vừa có máy quay phim và cả tiền... Người đàn ông này thông báo là sẽ có một công ty giao nhận quốc tế đứng ra làm thủ tục nhận hàng ở Việt Nam vào ngày 4/6.
Ngày 5/6, bà Trúc nhận được email từ ông Thomas Young tự xưng là người của công ty vận tải quốc tế “Intercoporate Delivery International" gởi thông báo và kèm theo một hóa đơn vận chuyển hàng (Airway Bill). Thông báo này cho biết kiện hàng đã đến sân bay Nội Bài hôm 7/6 và người đại diện ở Việt Nam là Nguyễn Thị Vân Duyên sẽ liên lạc với bà Trúc.
Trang web có đuôi .tl là tên miền miễn phí. Ảnh: Chụp màn hình
Nhận được tiền, hôm sau Vân Duyên báo tin do lô hàng có giá trị nên cơ quan chức năng bắt buộc có giấy chứng nhận bảo hiểm. Để làm giấy này bà Trúc phải đóng thêm 2.200 USD (hơn 41 triệu đồng).
“Một phần vì muốn nhận hàng nhanh, phần vì ông Fread hối thúc, tôi đã đồng ý chuyển cho cô Duyên đủ số tiền này vào ngày 10/6”, bà Trúc nói.
Sau đó, Thomas xác nhận qua email đã nhận đủ tiền, nhưng cho biết cơ quan chức năng yêu cầu có thêm giấy chứng nhận chống hành vi khủng bố thì mới được nhận hàng. Ông yêu cầu bà Trúc đóng thêm 4.200 USD (khoảng 80 triệu đồng).
Vì nghĩ đây là lần cuối nên bà chạy khắp nơi vay mượn bạn bè để gom đủ số tiền trên chuyển cho Vân Duyên vào ngày 14/6. Vài ngày sau, Thomas gửi email cho và cho biết lô hàng chưa đến tay bà là do cơ quan chức năng yêu cầu giấy chứng nhận chống hành vi khủng bố phải đóng dấu miễn thuế. Để làm giấy này, bà phải chuyển thêm 9.830 USD bằng dịch vụ chuyển tiền Western Union đến cho người tên là Novalisa Sari ở Jakarta Indonesia (văn phòng đại diện của họ ở Châu Á). Thomas cũng thông báo, đã sa thải người đại diện tại Việt Nam là Vân Duyên.
Bà Trúc cho biết không chuyển tiền ra nước ngoài bằng dịch vụ Western Union được nên yêu cầu cho số tài khoản của một người đại diện khác tại Việt Nam. Thomas giới thiệu Lê Ngọc Loan là người đại diện mới.
Cô gái tên Loan tiếp tục gọi điện yêu cầu bà Trúc chuyển gấp số tiền 9.830 USD nêu trên vào tài khoản cá nhân tại ngân hàng BIDV. Cô này còn dọa rằng nếu bà Trúc không gửi đủ thì tổng số tiền gần 8.000 USD đã chuyển trong những lần trước coi như không còn giá trị, và lô hàng sẽ bị gửi trả về người gửi.
Nhiều lần thương lượng, ngày 23/6 họ đồng ý cho bà chuyển 1.000 USD (thay vì hơn 9.000 USD) vào tài khoản của Loan, đổi lại hàng sẽ được chuyển đến nhà bà Trúc.
"Linh cảm mách bảo đang có điều bất thường, tôi quyết định không chuyển tiền qua tài khoản nữa mà yêu cầu gặp trực tiếp mới giao tiền. Tuy nhiên, cô gái liên tục từ chối gặp với đủ lý do và khăng khăng đòi tôi chuyển qua tài khoản”, bà Trúc nói với VnExpress.net.
Điều đáng nói là tất cả số điện thoại của nhóm người này, bà Trúc đều không thể liên lạc được, trừ khi họ chủ động gọi cho bà (luôn hiện lên số máy riêng). Đến hôm nay (30/7), bà Trúc cho biết Loan vẫn liên tục gọi điện và gửi mail hối thúc nộp tiền.
Theo nguồn tin riêng của VnExpress.net, cùng thời điểm bà Trúc chuyển tiền thì tài khoản của Vân Duyên thì có rất nhiều người khác đã chuyển tiền vào cùng tài khoản này. Người ít nhất 5-10 triệu, người nhiều trên 50 triệu đồng. Nhưng khi số tiền trên được chuyển vào tài khoản, ngay lập tức được rút ra bằng tiền mặt thông qua thẻ ATM.
Airwaybill có nhiều yếu tố chứng minh là giả. Ảnh: L.C.
Theo tìm hiểu của VnExpress.net, trang web của công ty vận chuyển “Intercoporate Delivery international ltd" có nguồn gốc từ Đông Timor. Các thông tin trên website được đăng ký tên miền từ một công ty chuyên cung cấp tên miền con miễn phí ở Đức, nên website có đuôi là page.tl. Các email nhóm người kia gởi cho bà Trúc cũng có domain từ Đức. IP của những email này đi qua 2 nước là Đức và Malaysia, địa chỉ email của họ có đuôi “.gmx” là mail miễn phí.
Airway bill mà Thomas chuyển đến cho bà Trúc có dấu hiệu là một chứng từ giả, hoàn toàn không có số vận đơn và đã được dùng Photoshop để xử lý tên người nhận và người gửi.
Theo VnExpress
SVHN.VN- Tổng số bài gửi : 44
Lớp: : trường khác
Tên thật: : khoi
Cảnh cáo :
Registration date : 19/07/2010
Trang 1 trong tổng số 1 trang
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết
Yesterday at 2:30 pm by phanthinu
» quy trình thi công
Fri Nov 22, 2024 9:06 pm by huynhtunham
» tính thẩm mỹ
Fri Nov 22, 2024 9:01 pm by huynhtunham
» chọn đơn vị
Fri Nov 22, 2024 8:37 pm by huynhtunham
» công nghệp x
Fri Nov 22, 2024 8:30 pm by huynhtunham
» báo giá xe nhật
Fri Nov 22, 2024 8:26 pm by huynhtunham
» quá trình chọn
Fri Nov 22, 2024 8:20 pm by huynhtunham
» phụ tùng xe
Fri Nov 22, 2024 8:13 pm by huynhtunham
» đơn vị chuyển xe
Fri Nov 22, 2024 8:06 pm by huynhtunham