Diễn đàn ĐH Y tế công cộng Hà Nội - HSPH forum
Chào mừng bạn đến với diễn đàn sinh viên của trường Đại Học Y tế công cộng Hà Nội!

Join the forum, it's quick and easy

Diễn đàn ĐH Y tế công cộng Hà Nội - HSPH forum
Chào mừng bạn đến với diễn đàn sinh viên của trường Đại Học Y tế công cộng Hà Nội!
Diễn đàn ĐH Y tế công cộng Hà Nội - HSPH forum
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

3 posters

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:31 pm

Nhằm cung cấp cho các bạn trong và ngoài CLB tuyên truyền vân động hiến máu nhân đạo trường đại học y tế công cộng những những kiến thức và kỹ năng trong tuyên truyền hiến máu nhân đạo. Mình xin giới thiệu cho các bạn cuốn sách: "Kỹ năng vận động hiến máu tình nguyện"_Viện Huyết học - truyền máu trung ương, năm 2007
Mình sẽ lần lượt giới thiệu tới các bạn từng chương của cuốn sách, tại mỗi chương có điều gì thì chúng ta trao đổi ('cheers')

Chương 1. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ MÁU VÀ TRUYỀN MÁU

Máu là một tổ chức lỏng lưu thông trong hệ thống tuần hoàn của cơ thể. Máu gồm nhiều thành phần với các chức năng khác nhau liên quan mật thiết đến chức năng sống của cơ thể.
1.1. Lượng máu có trong cơ thể
Lượng máu trong cơ thể người khỏe mạnh tương đối ổn định và phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tuổi, giới, trọng lượng cơ thể,... Bình thường tổng lượng máu trong cơ thể người trưởng thành bằng khoảng 1/13 trọng lượng cơ thể. Nếu tính theo thể tích máu thì tổng thể tích máu của cơ thể là 77 ml/kg cân nặng đối với nam và 66 ml/kg cân nặng đối với nữ. Lượng máu trong cơ thể tương đối ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể giữa lượng máu sinh ra ở tủy xương bằng với lượng máu bị mất đi. Tuy vậy, nếu mất một lượng máu quá lớn hoặc chức năng sinh máu của tủy xương bị rối loạn thì lượng máu trong cơ thể mất ổn định.
Lượng máu liên quan trực tiếp đến hoạt động của cơ thể như khi mất nhiều mồ hôi, khi mất nước thì lượng máu giảm do bị cô đặc. Trong những trường hợp bệnh lý như thiếu máu do mất máu, do suy tủy,... lượng máu trong cơ thể sẽ bị thay đổi tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý. Nếu mất máu trên 1/3 tổng lượng máu thì cơ thể sẽ bị rối loạn chức năng của nhiều cơ quan, có thể gây sốc thậm chí gây tử vong.
1.2. Chức năng các thành phần của máu
Máu gồm hai phần là phần các tế bào (phần hữu hình) và phần huyết tương (phần vô hình).
* Các tế bào máu bao gồm:
- Hồng cầu: là tế bào không có nhân, chiếm số lượng nhiều nhất, khoảng từ 4,2 triệu đến 4,5 triệu/mm3 máu đối với nữ và 4,5 triệu đến 5,0 triệu/mm3 máu đối với nam. Hồng cầu chứa huyết sắc tố (chất làm cho máu có màu đỏ) là chất vận chuyển ô xy từ phổi đến các mô và nhận co2 từ các mô lên đào thải ở phổi. Hồng cầu sống tối đa là 120 ngày, trung bình là 90 ngày. Hồng cầu già sẽ bị tiêu hủy chủ yếu ở lách và gan. Tủy xương sẽ sinh các hồng cầu mới thay thế để duy trì lượng hồng cầu ổn định trong cơ thể.
- Bạch cầu: là tế bào to, có nhân, chiếm số lượng từ 4 nghìn đến 10 nghìn/mm3 máu. Bạch cầu có chức năng bảo vệ cơ thể bằng cách phát hiện và tiêu diệt các “vật lạ” gây bệnh. Có nhiều loại bạch cầu khác nhau với đời sống từ một tuần đến vài tháng, có loại làm nhiệm vụ thực bào tức là “ăn” các vật lạ gây bệnh, có loại làm nhiệm vụ “nhớ” để nếu lần sau vật lạ này xâm nhập sẽ bị phát hiện và nhanh chóng cơ thể sinh ra một lượng lớn bạch cầu tiêu diệt chúng, có loại tiết ra các kháng thể lưu hành trong máu để bảo vệ cơ thể,... Bạch cầu được sinh ra tại tủy xương. Bình thường ngoài lưu hành trong máu, một lượng lớn bạch cầu cư trú ở các mô của cơ thể để làm nhiệm vụ bảo vệ.
- Tiểu cầu: là những mảnh tế bào rất nhỏ, số lượng từ 150 nghìn đến 350 nghìn/mm3 máu. Tiểu cầu tham gia vào chức năng cầm máu, tham gia tạo các cục máu đông bịt các vết thương thành mạch. Ngoài ra, tiểu cầu còn làm cho thành mạch mềm mại, dẻo dai nhờ chức năng tiểu cầu làm “trẻ hóa” thành mạch. Đời sống của tiểu cầu khoảng một đến hai tuần. Cũng giống như hồng cầu, tủy xương là nơi sinh ra tiểu cầu.
* Huyết tương: là phần vô hình, có màu vàng, chứa rất nhiều chất như:
- Albumin là protein giúp cơ thể phát triển, tái tạo và sinh sản của các tế bào, các mô,...
- Các yếu tố đông máu tham gia vào chức năng đông máu.
- Các kháng thể làm nhiệm vụ bảo vệ cơ thể.
- Các chất mỡ, đường, vitamin, muối khoáng, hormon, các men,... và đặc biệt là huyết tương chứa chủ yếu nước. Các chất này là các chất rất quan trọng đối với sự phát triển, chuyển hóa của cơ thể.
Huyết tương theo các mạch máu đến ruột hấp thu các chất dinh dưỡng rồi đi nuôi khắp cơ thể. Đồng thời nhận các chất cần đào thải từ các mô, các tế bào để đưa đến chuyển hóa ở gan, đào thải ở thận, tuyến mồ hôi, phổi,... Huyết tương thay đổi theo giờ trong cơ thể, ví dụ sau bữa ăn huyết tương có màu đục và trở nên trong màu vàng chanh sau khi ăn từ một đến hai giờ. Vì vậy, không nên ăn no, ăn nhiều các thức ăn nhiều mỡ ngay trước khi hiến máu. Máu có huyết tương đục sẽ không được sử dụng vì có thể gây sốc, gây dị ứng cho người bệnh.
1.3. Quá trình tạo máu
* Chu trình sống của các tế bào máu:

- Các tế bào máu được sinh ra tại tủy xương. Sau khi tham gia hoạt động chức năng ở máu và các mô trong một thời gian nhất định chúng sẽ bị tiêu hủy. Khi tiêu hủy, một phần chúng sẽ được tái hấp vào cơ thể, một phần sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể.
- Bình thường thì hai quá trình sinh máu và tiêu hủy máu sẽ cân bằng để đảm bảo duy trì lượng máu ổn định trong cơ thể. Ước tính mỗi ngày sẽ có một lượng máu tương đương với khoảng 40 ml đến 80 ml được thay thế và tủy xương có khả năng sinh máu gấp 10 lần như vậy (khoảng 400 ml đến 800 ml). Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ còn mất máu ở mỗi chu kỳ kinh nguyệt khoảng 80 ml đến 140 ml máu.
- Khi cơ thể bị mất nhiều máu vượt khả năng sinh máu của tủy xương thì sẽ bị thiếu máu và có những rối loạn tùy mức độ mất máu. Bên cạnh đó, nhiều bệnh lý tuy không bị mất máu nhưng do tủy xương không sinh hoặc giảm sinh máu hoặc sinh ra các tế bào máu bất thường cũng sẽ gây thiếu máu. Một trong những nguyên nhân khá phổ biến là thiếu máu do thiếu sắt. Phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên ăn các thức ăn có nhiều sắt và uống viên sắt để dự phòng thiếu máu.
* Các thành phần của huyết tương: được hấp thu từ thức ăn hoặc do các cơ quan trong cơ thể sản xuất ra được đưa vào máu. Hàm lượng của các chất trong huyết tương khá ổn định nhờ cơ chế điều hòa của cơ thể. Khi cơ thể mất khả năng điều hòa (như bệnh đái tháo đường) hoặc không sinh được một thành phần nào đó của máu (như bệnh ưa chảy máu do di truyền - bệnh Hemophilia) sẽ gây ra nhiều bệnh nguy hiểm. Gan đóng vai trò rất quan trọng trong việc sản xuất, chuyển hóa các thành phần của huyết tương. Thận đóng vai trò thải trừ các chất độc, các sản phẩm chuyển hóa và đảm bảo cân bằng muối nước, cân bằng a xit - ba zơ trong máu.
* Điều hòa tạo máu:
- Ở người lớn, cơ quan tạo máu là tủy xương của các xương dài và xương dẹt. Ở đó có các tế bào gốc, chúng nhân lên và phân chia nhiều lần để trở thành tế bào máu trưởng thành. Hàng ngày tủy xương tạo ra hàng tỷ tế bào máu để phát triển và thay thế các tế bào chết.
- Khi bị mất máu, cơ thể sẽ huy động lượng máu dự trữ trong gan, lách,... và cả các chất nội môi để duy trì huyết áp không thay đổi. Sau đó tủy xương sẽ tăng sinh máu đề bù lượng máu đã mất. Các cơ quan cảm nhận thiếu ô xy sẽ tiết ra các chất nội tiết kích thích tủy xương tăng sinh máu. Bạch cầu và tiểu cầu do cư trú ở nhiều tổ chức (mô) nên không ảnh hưởng nhiều sau khi bị mất máu. Huyết tương hồi phục rất nhanh chóng, chỉ sau vài giờ đến vài ngày khi bị mất máu.
1.4. Nhóm máu
- Trong máu có các tế bào và huyết tương nên có các kháng nguyên tế bào và kháng nguyên protein huyết tương. Nếu truyền kháng nguyên vào cơ thể có kháng thể tương ứng (mỗi loại kháng nguyên có một loại kháng thể tương ứng) sẽ gây nên phản ứng. Trong các kháng nguyên của các tế bào máu thì kháng nguyên hồng cầu có vai trò quan trọng, chúng được gọi là nhóm máu. Có nhiều hệ nhóm máu khác nhau như hệ ABO, hệ Rh, hệ Kell, hệ MN,... trong đó quan trọng là hệ nhóm máu ABO và hệ nhóm máu Rh.
- Hệ nhóm máu ABO gồm 4 nhóm máu chính là A, B, O và AB. Dựa vào sự có mặt của kháng nguyên trên hồng cầu và kháng thể trong huyết thanh (là huyết tương đã loại bỏ các yếu tố đông máu) có thể tóm tắt theo bảng sau:
Nhóm máu Kháng nguyên trên hồng cầu Kháng thể trong huyết thanh
A A Chống B
B B Chống A
O O Chống A và chống B
AB AB Không có kháng thể

Tỷ lệ người có các nhóm máu A, B, O và AB trong cộng đồng khác nhau ở từng chủng tộc. Ở Việt nam, tỷ lệ các nhóm máu là: nhóm A khoảng 21,2%, nhóm B khoảng 30,1%, nhóm O khoảng 42,1%, nhóm AB khoảng 6,6%.
Nguyên tắc truyền máu là không được để kháng nguyên và kháng thể tương ứng gặp nhau trong cơ thể. Do vậy, việc xác định nhóm máu chính xác trước khi truyền là rất quan trọng. Nhóm máu O được gọi là nhóm máu “cho phổ thông” tức là có thể cho được tất cả các nhóm nhưng chỉ nhận được máu cùng nhóm. Nhóm máu AB là nhóm máu “nhận phổ thông” tức là nhận được tất cả các nhóm nhưng chỉ cho được người cùng nhóm máu. Người có nhóm máu A có thể nhận được từ nhóm máu O hoặc A, người có nhóm B có thể nhận được từ nhóm O hoặc B.
- Hệ nhóm máu Rh: có hai loại nhóm máu là Rh dương và Rh âm. Người có nhóm máu Rh âm không nhận máu từ nhóm Rh dương (ngoại trừ lần đầu truyền máu vì chưa có kháng thể chống Rh dương). Ở Việt Nam, tỷ lệ người Rh âm chiếm tỷ lệ rất thấp là 0,7% dân số nên họ được coi là người có nhóm máu hiếm. Trong khi ở Châu Âu, Châu Mỹ, Châu Úc,... tỷ lệ này cao hơn nhiều, chiếm khoảng 40% dân số.


Được sửa bởi sunflower_2308 ngày Mon Jun 01, 2009 11:10 pm; sửa lần 4.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:32 pm

1.5. Các nguyên nhân gây nên thiếu máu trong cơ thể
* Do mất máu:
- Do chảy máu cấp tính (tai nạn giao thông, tai nạn lao động, tai nạn sinh hoạt, tai biến sản khoa, xuất huyết tiêu hóa,...) hoặc mạn tính (do giun móc, do bệnh trĩ,...).
- Do tan máu: vỡ hồng cầu do sốt rét, do ngộ độc cấp, do truyền nhầm nhóm máu, do bệnh lý của máu,...
* Do tủy kém sinh máu:
- Do bệnh lý của tủy xương: suy tủy, ung thư máu, rối loạn sinh tủy,...
- Do thiếu nguyên liệu để sinh máu: thiếu sắt, suy dinh dưỡng, rối loạn hấp thu ở ruột, thiếu các vitamin,...
1.6. Lịch sử truyền máu
Loài người từ xa xưa đã biết đến vai trò của máu như là “chất kỳ diệu” của cuộc sống. Thời cổ đại, người ta cho rằng máu không chỉ là nhựa sống nuôi dưỡng cơ thể mà còn chứa đựng linh hồn của con người. Và trong suốt quá trình phát triển của mình, loài người lúc nào cũng thực sự coi trọng vai trò của máu. Chính vì vậy, con người luôn trân trọng, giữ gìn và bảo vệ dòng máu trong cơ thể của mình. Không những thế, người xưa còn tìm cách để đưa máu vào trong cơ thể bằng cách pha vào rượu để uống, cho vào trong đồ ăn để ăn và tiêm máu vào cơ thể.
Năm 1667, Jean Raptiste Danis - một giáo sư triết học và toán học ở Paris cùng cộng sự đã tiêm máu của một con bê cho một bệnh nhân trẻ tuổi bị suy nhược đã thành công ở lần đầu tiên gây tiếng vang lớn ở Châu Âu. Nhưng đến lần tiêm thứ 2 thì ngay lập tức bệnh nhân bị tử vong. Nghị viện Paris nhận được sắc lệnh của Giáo hoàng “cấm truyền máu”. Việc tiêm máu vào cơ thể người đã không được thực hiện hơn 150 năm sau đó. Đến năm 1825, nhà sản khoa người Anh là Jame Bludell đã truyền máu thành công cho một sản phụ bị mất nhiều máu từ người chồng cho máu. Từ đó việc truyền máu đã tiếp tục được thực hiện và ngày càng nhiều hơn, song vẫn có nhiều trường hợp bị chết do truyền máu.
Năm 1900, nhà bác học người Mỹ gốc Áo là Karl Landsteiner đã phát hiện ra nhóm máu hệ ABO mở ra một kỷ nguyên mới cho Truyền máu. Truyền máu phát triển mạnh hơn sau khi Reuben Ottenberg nêu ra sơ đồ truyền máu vào năm 1913 dựa vào sự hòa hợp giữa nhóm máu người cho và người nhận.
Sơ đồ truyền máu được mang tên tác giả - Sơ đồ truyền máu Ottenberg:

A
O AB
B
Để tưởng niệm công lao to lớn của Ông trong truyền máu, sau này Tổ chức Y tế thế giới (WHO) và Hội chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế đã lấy ngày sinh của Ông - ngày 14 tháng 6 là “Ngày thế giới tôn vinh người hiến máu - World blood donor day”.
Việc truyền máu lúc đầu là trực tiếp truyền từ người sang người. Sau đó, nhờ việc phát hiện ra các chất chống đông máu và dung dịch nuôi dưỡng hồng cầu ngoài cơ thể mà người ta đã lấy máu vào chai, xét nghiệm hòa hợp nhóm máu hệ ABO là truyền cho bệnh nhân.
Năm 1981, một bệnh mới được phát hiện - AIDS và một trong những đường lây của nó là truyền máu. Năm 1985 việc sàng lọc HIV/AIDS được áp dụng trong truyền máu.
Từ những năm 1980 đến nay, ngày càng nhiều các xét nghiệm sàng lọc để ngăn chặn lây nhiễm các virus qua truyền máu, rút ngắn “giai đoạn cửa sổ” của nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua đường truyền máu.
Kể từ năm 1990 đến nay, do yêu cầu cao về chất lượng máu và an toàn truyền máu nên tổ chức hệ thống truyền máu ở mỗi quốc gia cũng có nhiều thay đổi với xu thế chính là tập trung hóa các ngân hàng máu nhỏ lẻ thành các trung tâm truyền máu khu vực với diện bao phủ rộng.
Ở Việt Nam, trước năm 1954 truyền máu do quân đội Pháp tổ chức tại Bệnh viện Đồn Thủy (nay là Bệnh viện Trung ương Quân đội 108) và một số bệnh viện tại Sài Gòn. Từ năm 1954 đến năm 1975, truyền máu ở nước ta chủ yếu phục vụ chiến tranh.
Giai đoạn từ 1975 đến 1992, truyền máu được triển khai trên toàn quốc ở cả 3 tuyến: trung ương, tuyến tỉnh và tuyến huyện. Cả nước đã có hàng trăm cơ sở truyền máu. Máu được lấy chủ yếu người cho máu chuyên nghiệp (trên 90%), số còn lại là người nhà của người bệnh cho máu, chưa có người hiến máu tình nguyện. Truyền máu toàn phần là chủ yếu. Máu được lấy vào chai, tiến hành một số xét nghiệm sàng lọc như giang mai, sốt rét, xét nghiệm nhóm máu hệ ABO và làm phản ứng chéo rồi truyền cho người bệnh. Năm 1993, cả nước đã tiến hành sàng lọc HIV, sốt rét và giang mai trong truyền máu. Năm 1994, tiếp tục triển khai sàng lọc viêm gan virus B (HBsAg) trong truyền máu.
Năm 1994, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta được phát động. Mở đầu là Ngày hiến máu tình nguyện của sinh viên Đại học Y Hà Nội - ngày 24/01/1994 với sự tham gia của Ban Khoa giáo Trung ương, các giáo sư của ngành y tế và đông đảo các nhà báo, phóng viên báo chí. Kể từ đó, phong trào hiến máu tình nguyện ở nước ta ngày càng phát triển, số lượng máu thu gom và tỷ lệ người hiến máu tình nguyện ngày càng tăng. Qua đó đã cứu chữa được hàng trăm ngàn người bệnh nhờ được truyền máu.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:33 pm

1.7. Tác dụng của truyền máu và các hình thức truyền máu
Truyền máu là đưa các thành phần của máu vào hệ tuần hoàn của một cá thể cần thiết tới nó.
- Tác dụng của truyền máu: truyền máu là hoạt động không thể thiếu trong cấp cứu và điều trị cho người bệnh khi bị mất máu nhiều (do tai nạn, do chiến tranh, do các tai biến sản khoa, xuất huyết tiêu hóa,...) hoặc do thiếu hụt các thành phần máu (xuất huyết giảm tiểu cầu, bệnh Hemophilia, rối loạn đông máu do nhiễm độc, mất huyết tương do bỏng,...).
Nhờ có truyền máu mà các phương pháp điều trị hiện đại như ghép tạng, điều trị ung thư, phẫu thuật tim mạch, điều trị các bệnh về máu,... được mở rộng và điều trị đạt hiệu quả cao. Nếu không có máu để điều trị thì nhiều người bệnh sẽ không thể cứu chữa được.
- Tác hại của truyền máu: truyền máu có thể gây nguy hiểm đến tính mạng cho người bệnh khi có sai sót về kỹ thuật (như định nhầm nhóm máu), có thể lây các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu (như HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai, sốt rét,...) và có thể gây các phản ứng miễn dịch sau truyền máu. Do vậy, khi truyền máu cần phải thực hiện nghiêm túc các quy định, quy trình chuyên môn kỹ thuật và phải theo dõi bệnh nhân chặt chẽ, chỉ một sơ ý nhỏ của nhân viên y tế có thể làm cho người bệnh bị tử vong.
- Các hình thức truyền máu: dựa theo các tiêu chí khác nhau mà người ta cũng chia truyền máu thành nhiều hình thức khác nhau:
+ Dựa vào thành phần máu đưa vào cơ thể: chia thành truyền máu toàn phần (truyền toàn bộ các thành phần của máu) và truyền máu từng phần (như khối hồng cầu, khối tiểu cầu, khối bạch cầu, huyết tương,...). Ngày nay, nhờ sự tiến bộ của truyền máu hiện đại nên chủ yếu là truyền máu từng phần.
+ Dựa vào sự tương đồng giữa người hiến máu và người nhận máu: chia thành truyền máu tự thân (truyền máu của chính bản thân người bệnh) và truyền máu khác cá thể (người hiến máu và người nhận máu khác nhau). Truyền máu tự thân đảm bảo an toàn hơn truyền máu khác cá thể nhưng rất ít người bệnh có đủ tiêu chuẩn áp dụng nên đa số vẫn là truyền máu khác cá thể.
1.8. Các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu
- Truyền máu là một trong những đường lây của nhiều tác nhân gây bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu như vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm,... Do vậy, việc ngăn chặn lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng qua truyền máu là rất quan trọng. Việc chống lây nhiễm cho người hiến máu được thực hiện khá đơn giản vì chỉ cần đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ lấy máu và kim lấy máu chỉ dùng một lần. Thực tế hiện nay, khả năng lây bệnh do tham gia hiến máu gần như không xẩy ra. Điều đáng ngại nhất là người bệnh nhận máu và nhân viên y tế bị lây nhiễm bệnh từ những người hiến máu.
- Tùy từng mỗi nước khác nhau mà người ta áp dụng các biện pháp khác nhau để sàng lọc các tác nhân gây bệnh lây qua đường truyền máu. Ở nước ta hiện nay, Bộ Y tế quy định bắt buộc phải xét nghiệm sàng lọc tại đơn vị máu trước khi truyền cho người bệnh 5 bệnh nhiễm trùng là: HIV/AIDS, viêm gan virus B, viêm gan virus C, giang mai và sốt rét. Tuy vậy, khó khăn nhất là xét nghiệm không phát hiện được các tác nhân này trong “giai đoạn cửa sổ” như HIV/AIDS là 3 tháng, viêm gan B là 4 tuần, viêm gan C là 12 tuần, giang mai là 4 đến 8 tuần và ký sinh trùng sốt rét thì chỉ phát hiện được khi cho máu trong lúc đang lên cơn sốt. Ngay cả các nước tiên tiến như Mỹ, Nhật,... thì tỷ lệ lây nhiễm HIV/AIDS qua truyền máu cũng còn rất cao (khoảng 1/40.000 đơn vị máu) mặc dù họ đã áp dụng nhiều phương pháp xét nghiệm rất hiện đại để sàng lọc máu.
- Các biện pháp chính để phòng chống các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu:
+ Vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền để người hiến máu “tự sàng lọc” nếu thấy mình có yếu tố nguy cơ nhiễm bệnh thì nhất định không hiến máu. Đây là biện pháp quan trọng nhất.
+ Tư vấn và khám lâm sàng để lựa chọn người hiến máu an toàn.
+ Xét nghiệm sàng lọc các bệnh nhiễm trùng lây qua truyền máu.
+ Thực hiện truyền máu từng phần, truyền máu tự thân và đảm bảo vô khuẩn các dụng cụ, trang thiết bị trong truyền máu.
1.9. Quy trình truyền máu
Truyền máu hiện nay là một dây truyền công nghệ hiện đại đòi hỏi rất phức tạp nhằm đảm bảo chất lượng máu và an toàn truyền máu. Tuy vậy, có thể hiểu đơn giản là truyền máu là lấy máu từ người hiến máu, tiến hành các kỹ thuật cần thiết rồi truyền cho người bệnh nhận máu. Các cơ sở truyền máu không sản xuất được máu mà để có máu truyền cho người bệnh thì bắt buộc phải có người hiến máu. Sơ đồ truyền máu được minh họa như sau:








Người hiến máu có vai trò đặc biệt quan trọng vì nếu không có người hiến máu thì không thể có máu và chế phẩm để truyền cho người bệnh. Tuy vậy, máu thu gom được từ người hiến máu mới chỉ là “nguyên liệu” cho cả một dây truyền công nghệ phức tạp với những chi phí cao cho mỗi đơn vị máu và chế phẩn máu. Do vậy, tuy hiến máu tình nguyện không nhận tiền bồi dưỡng nhưng khi bệnh nhân nhận máu hoặc chế phẩm máu thì vẫn phải trả một phần các chi phí đó.
Nếu người hiến máu kém chất lượng (bị thiếu máu) hoặc bị nhiễm các bệnh lây qua truyền máu thì các cơ sở truyền máu sẽ không thể “cô đặc” để nâng cao chất lượng máu và có thể “để lọt” các đơn vị máu bị nhiễm bệnh trong “giai đoạn cửa sổ” mà vẫn truyền cho người bệnh.
1.10. An toàn truyền máu
Hiểu theo nghĩa rộng an toàn truyền máu là không để xảy ra bất kì điều nguy hiểm nào cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và người phục vụ truyền máu.
* An toàn cho người hiến máu: đây là nhiệm vụ hàng đầu vì nếu không đảm bảo an toàn cho người hiến máu thì sẽ không có người hiến máu. Đảm bảo an toàn cho người hiến máu bao gồm:
- Người hiến máu cần được tư vấn, khám lâm sàng, xét nghiệm tuyển chọn để đảm bảo có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn và đủ điều kiện về sức khỏe để hiến máu an toàn. Những người không có đủ điều kiện thì nhất định không tham gia hiến máu.
- Người hiến máu được đón tiếp, chăm sóc và hướng dẫn đầy đủ, chu đáo trước, trong và sau khi hiến máu.
- Người hiến máu được thông báo kết quả xét nghiệm, được tư vấn về bảo vệ sức khỏe và phòng chống các bệnh lây qua đường truyền máu để tiếp tục hiến máu nhắc lại và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu tình nguyện.
* An toàn cho người nhận máu: bao gồm các nội dung chính đó là an toàn về số lượng, an toàn về chất lượng máu và đảm bảo thực hiện đúng theo các quy định, quy trình về truyền máu.
- An toàn về số lượng máu: người hiến máu được cung cấp đầy đủ và kịp thời lượng máu và chế phẩm máu khi họ cần truyền máu trong điều trị hàng ngày, khi cấp cứu và khi có thảm họa xẩy ra. Tổ chức Y tế thế giới đã khẳng định “không có đủ máu thì không thể nói đến đảm bảo an toàn truyền máu”.
- An toàn về chất lượng máu: bao gồm đảm bảo chất lượng mỗi đơn vị máu và chế phẩm máu, an toàn về mặt miễn dịch và an toàn về các bệnh nhiễm trùng lây qua đường truyền máu; cụ thể:
+ Tất cả các đơn vị máu và chế phẩm máu truyền cho người bệnh đều phải đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng.
+ Lựa chọn được các đơn vị máu tương đồng về nhóm máu để truyền cho người bệnh. Hạn chế đến mức thấp nhất các phản ứng do bất đồng miễn dịch giữa người hiến máu và người bệnh nhận máu.
+ Loại trừ được các đơn vị máu nhiễm bệnh để tránh lây cho người bệnh nhận máu bao gồm từ vận động để có người hiến máu an toàn đến khám, xét nghiệm sàng lọc bằng các phương pháp hiện đại, sử dụng truyền máu từng phần, truyền máu tự thân, lọc bạch cầu trước khi truyền,...
- Thực hiện đầy đủ và nghiêm túc các quy định, quy trình về truyền máu. Hạn chế đến mức thấp nhất những nhầm lẫn trong truyền máu.
Truyền máu được ví như “con dao hai lưỡi”, nó có thể cứu được người bệnh nhưng cũng có thể nhanh chóng làm cho người bệnh tử vong hoặc bị thêm một bệnh nan y khác. Do vậy, việc đảm bảo an toàn cho người bệnh nhận máu luôn được các quốc gia, các cơ sở truyền máu đặc biệt quan tâm mà một trong những biện pháp quan trọng nhất, quyết định nhất là vận động để có nhiều người hiến máu có chất lượng và an toàn.
* An toàn cho nhân viên làm công tác truyền máu: Trong quá trình thực hiện công việc của mình (như lấy máu xét nghiệm, thu gom máu, sàng lọc, sản xuất các chế phẩm máu...) những người làm công tác truyền máu rất dễ bị lây bệnh từ máu của người hiến máu bị nhiễm bệnh. Mỗi ngày họ phải tiếp xúc với hàng trăm mẫu khác nhau. Với tỷ lệ nhiễm viêm gan B trong cộng đồng từ 10% đến 15%, viêm gan C từ 1% đến 1,5%,... thì nguy cơ lây nhiễm bệnh là rất cao. Do vậy, phải có nhiều biện pháp để đảm bảo an toàn cho họ và đó cũng là một nội dung quan trọng trong đảm bảo an toàn truyền máu.
1.11. Hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe
Giải thích tại sao hiến máu theo hướng dẫn không có hại đến sức khỏe là một nội dung quan trọng trong công tác tuyên truyền vận động hiến máu tình nguyện. Chúng ta có thể dựa trên 3 cơ sở chính là cơ sở sinh lý máu, qua các công trình nghiên cứu khoa học và thực tế ở Việt Nam cũng như trên thế giới.
* Cơ sở sinh lý máu: trong cơ thể người khỏe mạnh, các thành phần của máu chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định, chúng luôn được thay thế nhờ quá trình sinh máu và cơ chế điều hòa sinh máu của cơ thể.
- Máu gồm nhiều thành phần, mỗi thành phần có chức năng và đời sống nhất định. Khả năng sinh máu của tủy xương là rất lớn có thể gấp 10 lần so với nhu cầu bình thường của cơ thể.
- Khi bị mất máu, ngay lập tức cơ thể huy động lượng máu chưa lưu thông được dự trữ trong gan, lách... để duy trì huyết áp và lượng tế bào lưu thông không thay đổi, sau đó kích thích tủy xương tăng sinh để bù lại lượng máu đã mất đi.
Một người trưởng thành khỏe mạnh nếu hiến lượng máu không quá 1/13 lượng máu trong cơ thể (hoặc không quá 7 ml/kg cân nặng) thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe.
* Qua các công trình nghiên cứu khoa học: đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học trên thế giới và ở Việt Nam đã khẳng định nếu hiến máu theo hướng dẫn của bác sỹ thì hoàn toàn không có hại tới sức khỏe.
* Thực tế trên thế giới và ở nước ta trong nhiều năm qua: hàng ngày đã có hàng ngàn người hiến máu nhưng họ vẫn hoàn toàn không bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe... Cho đến nay, chưa có một quốc gia nào có thông báo là có người hiến máu tình nguyện bị ảnh hưởng xấu tới sức khỏe do hiến máu.
Tuy vậy, cũng có một số trường hợp sau khi hiến máu có thể bị xỉu, mệt mỏi... hiện tượng này là do tâm lí hồi hộp, lo lắng và sẽ bị mất đi sau 15 phút đến vài giờ. Người hiến máu sẽ được các cán bộ y tế theo dõi và quyết định đồng ý để rời khỏi điểm hiến máu khi đảm bảo sức khỏe của họ hoàn toàn bình thường.
* Tuy vậy, nếu không thực hiện theo hướng dẫn của bác sỹ khi tham gia hiến máu thì có thể sẽ có hại tới sức khỏe. Ví dụ như hiến máu nhiều lần trong vòng 3 tháng, hiến máu khi bản thân không được khỏe mạnh, không thực hiện theo căn dặn của bác sỹ trước và sau khi hiến máu...

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:36 pm

sunflower18286 đã viết:Đúng là hội viên kỳ cựu của phong trào! Post bài này lên làm các em choáng đó. Lâu không đi tuyên truyền chẳng biết kỹ năng của mình còn đến đâu. Hôm nọ gặp các em hăng hái đi ra điểm lại thấy nhớ những ngày tháng khó quên...Bao giờ trở lại...? 24 Show cho cả nhà xem những thành viên đầu tiên của đội YTCC này!
Cô gái xinh nhất: Phúc Huyền - K4A
Chàng trai trắng trẻo nhất: Hà Mèo - K4A- Guitar pro
Chàng trai cười duyên nhất: Huy Nhất - K4B
Chàng trai đen nhất: Tui đó HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ 568977
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ 20

Em xin lỗi vì phải chuyển bài của anh sang topic này.. do topic quá lộn xộn nên em muốn sắp xếp lại 1 chút.. :(

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:37 pm

hitman@113 đã viết:Hịc Hịc không có mình tiếc thật.....Xịt.. :lol!:

Em cũng phải xin lỗi anh vì lý do.. giống như trên ạ.. :(

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:38 pm

Tre đã viết:anh bph4vhn ui!
anh có thể viết bài tóm tắt hơn được không?! 19

Sorry Nhung.. vì tớ đã chuyển bài cậu sang bên này..

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:42 pm

Chương 2. XÁC ĐỊNH NHU CẦU MÁU VÀ NGƯỜI HIẾN MÁU AN TOÀN

2.1. Các phương pháp ước tính nhu cầu máu
Máu là loại thuốc điều trị đặc biệt chỉ được lấy từ người. Cho đến nay đã có nhiều công trình khoa học nghiên cứu để tổng hợp máu nhân tạo, song vẫn chưa có kết quả. Vì vậy, để có máu cứu chữa người bệnh thì phải có người hiến máu. Bên cạnh đó, do thời hạn bảo quản máu và các chế phẩm máu ngoài cơ thể chỉ trong một thời gian nhất định (máu toàn phần là 35 ngày, khối hồng cầu là 42 ngày, khối tiểu cầu là 3 đến 5 ngày, khối bạch cầu là 48 đến 72 giờ, huyết tương là 2 năm,...) nên việc ước tính nhu cầu máu điều trị mỗi năm, mỗi tháng, mỗi ngày, ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia là rất quan trọng. Trên cơ sở đó, xác định số người hiến máu cần thiết để đáp ứng với nhu cầu máu điều trị. Có nhiều cách ước tính nhu cầu máu khác nhau trong đó có ba cách ước tính được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khuyến cáo và được áp dụng ở nhiều quốc gia.
- Cách 1: dựa theo dân số của mỗi địa phương, mỗi quốc gia thì số đơn vị máu cần cho điều trị mỗi năm tương đương với 2% dân số của địa phương, quốc gia đó.

Thực tế hiện nay ở các nước phát triển như Nhật, Mỹ, Singapore,..thì lượng máu thu gom mỗi năm tương đương với 4% đến 6% dân số.
- Cách 2: dựa theo số giường bệnh cấp cứu thì nhu cầu máu điều trị mỗi năm ở mỗi địa phương, quốc gia bằng 6,7 lần số giường bệnh cấp cứu.


Phương pháp này chỉ áp dụng được ở các nước có chăm sóc y tế tốt và việc xác định số giường cấp cứu ở các cơ sở y tế đảm bảo phù hợp với số ca cấp cứu mỗi năm.
- Cách 3: dựa theo nhu cầu và khả năng thực tế thì số đơn vị máu cần mỗi năm bằng 110% lượng máu năm trước cộng thêm lượng máu tăng thêm do áp dụng các phương pháp điều trị mới.



Trong ba cách trên thì cách 1 và cách 2 thường được các nước phát triển áp dụng. Ở nước ta, cách áp dụng phù hợp nhất là cách 3, sau đó là cách 1. Cách 2 rất khó áp dụng vì số giường cấp cứu của các cơ sở y tế có hiệu suất sử dụng rất khó đánh giá. Theo cách 1 thì với dân số khoảng 85 triệu người, mỗi năm nước ta cần tới khoảng 1.700.000 đơn vị máu phục vụ cấp cứu và điều trị.
2.2. Vai trò của người hiến máu trong dịch vụ truyền máu
Dịch vụ truyền máu là đem lại cho người bệnh nhận máu, người hiến máu và các đối tượng công chúng liên quan sự phục vụ tốt nhất, đảm bảo an toàn truyền máu với những đơn vị máu, chế phẩm máu đảm bảo chất lượng và chi phí hợp lý. Các cơ sở truyền máu không sản xuất ra được máu nhân tạo mà chỉ là cầu nối để đưa những dòng máu nhân ái từ người hiến máu đến với người bệnh cần truyền máu. Do vậy, người hiến máu là một phần quan trọng nhất để tạo nên dịch vụ truyền máu, nếu không có người hiến máu thì không có dịch vụ truyền máu.
- Người hiến máu quyết định đến số lượng máu của các trung tâm truyền máu. Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam, một trong chỉ số quan trọng để đánh giá năng lực hoạt động của hệ thống truyền máu là số đơn vị máu thu gom và tỷ lệ máu đáp ứng được với nhu cầu máu điều trị.
- Người hiến máu quyết định đến chất lượng máu. Nếu lấy máu ở người bị thiếu máu thì các trung tâm truyền máu không thể “cô đặc” để nâng cao chất lượng máu lên được vì các tế bào máu đòi hỏi phải là tế bào sống nên nếu “cô đặc” thì tế bào này sẽ bị chết.
- Người hiến máu quyết định đến an toàn truyền máu. Người hiến máu có nhận thức đầy đủ để “tự sàng lọc” một cách nghiêm túc và hiệu quả, được tuyển chọn và chăm sóc tốt sẽ là một biện pháp cơ bản nhất để đảm bảo an toàn truyền máu. Ngược lại, nếu người hiến máu bị nhiễm bệnh nhất là trong “giai đoạn cửa sổ” thì nguy cơ lây nhiễm cho người bệnh nhận máu, nhân viên làm công tác truyền máu là rất lớn mặc dù các trung tâm truyền máu có những nỗ lực áp dụng các biện pháp khác để đảm bảo an toàn truyền máu.
- Người hiến máu đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và quảng bá hình ảnh của các tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu tới công chúng. Với lực lượng đông đảo đến từ nhiều vùng, nhiều tổ chức, nhiều nghề nghiệp khác nhau để tham gia một sự kiện rất có ý nghĩa với họ, người hiến máu sẽ là những “thuyết trình viên” hiệu quả tới công chúng về các hoạt động, về hình ảnh của các tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu.
- Người hiến máu là những “cổ động viên” tích cực tạo niềm tin, sự an tâm của người bệnh nhận máu nhất là những người bệnh có nhóm máu hiếm hoặc họ phải thường xuyên truyền máu.
2.3. Các hình thức hiến máu
Có nhiều hình thức hiến máu khác nhau tùy theo cách phân loại, đặc điểm truyền máu ở mỗi địa phương, mỗi quốc gia.
* Dựa vào thành phần của máu khi hiến: có 2 hình thức
- Hiến máu toàn phần: đây là hình thức hiến máu chủ yếu trên thế giới và ở Việt Nam. Ưu điểm của hình thức này là thực hiện nhanh chóng, đơn giản, chi phí thấp và đáp ứng được nhu cầu máu điều trị nhiều loại chế phẩm máu. Nhược điểm là khi sản xuất khối tiểu cầu và các chế phẩm huyết tương thì hàm lượng trong mỗi đơn vị máu không đáp ứng được nên thường phải tập trung nhiều đơn vị máu lại dẫn đến chất lượng chế phẩm máu và an toàn truyền máu khó được đảm bảo tốt.
- Hiến thành phần máu: người hiến máu chỉ hiến một hay một số thành phần nào đó của máu (thường là tiểu cầu và huyết tương). Ưu điểm của hình thức này là đảm bảo tốt hàm lượng cần thiết trong chế phẩm máu và chỉ từ một người cho nên chất lượng và an toàn được đảm bảo tốt. Tuy vậy, nó đòi hỏi người hiến máu phải mất nhiều thời gian hơn (khoảng 1 đến 2 giờ để lấy được một đơn vị chế phẩm máu), máy móc phức tạp, chi phí cao.
Ở các nước có truyền máu phát triển thì khoảng 1/3 lượng người hiến máu là hiến thành phần máu. Ở nước ta, hình thức này đang được phát triển và tiến hành thường xuyên ở các trung tâm truyền máu lớn.
* Dựa vào động cơ tham gia hiến máu: chia thành 2 hình thức
- Hiến máu tình nguyện không lấy tiền: người hiến máu hoàn toàn tự nguyện, sẵn sàng phối hợp với trung tâm truyền máu và không vì cần tiền hay quà tặng có ý nghĩa vật chất khi tham gia hiến máu.
- Hiến máu để lấy tiền (hay còn gọi là cho máu chuyên nghiệp): người hiến máu vì cần tiền nên phải đi cho máu.
* Dựa vào quan hệ giữa người hiến máu và người nhận máu: chia thành 3 hình thức.
- Hiến máu tự thân: người hiến máu và người nhận máu cùng là một người.
- Hiến máu cho người thân: người hiến máu hiến máu cho người thân của họ.
- Hiến máu tình nguyện: người hiến máu không biết ai là người sẽ được nhận máu của mình.
* Dựa vào số lần hiến máu: chia thành 2 hình thức là hiến máu lần đầu và hiến máu nhắc lại.
2.4. Xác định người hiến máu an toàn
* Các đối tượng người hiến máu: hiện nay trên thế giới và ở nước ta, máu được thu gom từ 4 đối tượng sau:
- Người cho máu chuyên nghiệp: là những người vì cần tiền nên đi cho máu. Đại đa số đối tượng này đều có cuộc sống khó khăn, thu nhập thấp nên họ hiến máu khá đều đặn trong năm thậm chí là trong nhiều năm. Họ là nguồn người hiến máu chủ yếu ở các địa phương khi phong trào hiến máu tình nguyện chưa phát triển.
Tuy vậy, vì cần tiền nên họ có thể che giấu tiền sử bản thân hoặc cho máu nhiều nơi, nhiều lần trong 3 tháng nên họ được xếp vào nhóm người cho máu không an toàn. Vì vậy ở tất cả các quốc gia trên thế giới đều phải tìm các biện pháp thay thế họ bằng người hiến máu tình nguyện. Đồng thời, không dùng bất kỳ sự khuyến khích nào về vật chất để thu hút người hiến máu.
- Người nhà cho máu: là người thân của người bệnh cho máu khi bệnh viện yêu cầu. Về mặt lý thuyết thì đây là người cho máu an toàn. Nhưng trên thực tế, vì mong muốn cứu được người thân nên họ tìm mọi cách để được cho máu, thậm chí là “mua người nhà” tức là gia đình của người bệnh trả tiền để có những người cho máu để lấy tiền nhận là “người nhà” của mình. Vì vậy, đối tượng này xếp vào nhóm người cho máu không an toàn.
- Người cho máu tự thân: là người cho máu cho chính bản thân mình. Cho máu tự thân chỉ áp dụng được trong một số ít các bệnh nhân như: phẫu thuật có chuẩn bị, chảy máu ổ bụng vô khuẩn, pha loãng máu trước mổ,... Do phải có những yêu cầu cao về sức khỏe nên hầu hết các bệnh nhân cần truyền máu không có đủ điều kiện để cho máu tự thân mặc dù cho máu tự thân có những ưu việt nổi trội hơn cho máu khác cá thể.
- Người hiến máu tình nguyện: là những người hoàn toàn tự nguyện cho máu của mình để cứu người bệnh khi có nhận thức đầy đủ về sự cần thiết và ý nghĩa cao đẹp của hiến máu cứu người. Do vậy, họ đã “tự sàng lọc” trước khi hiến máu, thực hiện tốt những hướng dẫn của cán bộ y tế khi tham gia hiến máu.
Người hiến máu tình nguyện mà nhất là người hiến máu tình nguyện nhắc lại là đối tượng cho máu an toàn nhất. Ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, việc xây dựng và phát triển bền vững nguồn người hiến máu tình nguyện không lấy tiền là chính sách ưu tiên hàng đầu trong hoạt động truyền máu.
* Lựa chọn người hiến máu an toàn: Trước yêu cầu ngày càng cao của công tác đảm bảo an toàn truyền máu, Tổ chức Y tế thế giới và Hiệp hội Chữ thập đỏ - trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế khuyến cáo các quốc gia:
- Chọn các vùng có ít nguy cơ thấp lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây qua truyền máu để vận động tuyên truyền, tổ chức tư vấn thật tốt để người hiến máu “tự sàng lọc” trước khi hiến máu.
- Chỉ nên lấy máu ở các đối tượng người hiến máu tình nguyện có nguy cơ thấp về các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu. Các đối tượng có nguy cơ cao như cán bộ y tế có tiếp xúc với nguồn lây HIV/AIDS, nhân viên y tế và người nhà bệnh nhân trong các khoa có bệnh truyền nhiễm, những người sinh sống ở vùng có tỷ lệ nhiễm các bệnh lây qua truyền máu cao, người vừa đi du lịch nhiều nơi trong vòng 3 tháng,... đều không được hiến máu dưới bất kỳ hình thức nào.
- Bảo vệ nguồn người hiến máu an toàn: song song với việc thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm các bệnh nhiễm trùng truyền qua đường máu cho người dân nói chung và tuổi trẻ nói riêng, các tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu cần tư vấn, giáo dục thật tốt để người hiến máu tự bảo vệ sức khỏe để tiếp tục hiến máu nhắc lại an toàn.

:santa:

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:42 pm

2.5. Quy trình hiến máu
- Quy trình hiến máu ở mỗi quốc gia, mỗi cơ sở truyền máu và mỗi hình thức hiến máu có sự khác nhau nhất định. Nhưng quy trình chung hiện nay đang được áp dụng phổ biến tại các điểm hiến máu ở nước ta là:
Sơ đồ quy trình hiến máu

Đăng ký hiến máu ==>tư vấn, khám, xét nghiệm tuyển chọn ==>Nghỉ uống nước ==> Hiến máu ==> Nghỉ, ăn nhẹ, nhận quà tặng ==> Tư vấn sau hiến máu

- Một số thông tin cần căn dặn người hiến máu:
+ Ngày hôm trước khi hiến máu, người hiến máu nên ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ. Tránh làm việc quá sức, thức đêm, bỏ ăn, say rượu,... gây mệt mỏi, căng thẳng trước khi hiến máu.
+ Ngày hiến máu: ăn nhẹ trước khi hiến máu 1 giờ đến 2 giờ, không ăn thức ăn nhiều mỡ, không uống rượu, đem theo chứng minh nhân dân.
Tại điểm hiến máu: cần thực hiện theo đúng hướng dẫn của Ban tổ chức và nhân viên y tế, chỉ rời khỏi điểm hiến máu khi cảm thấy mình hoàn toàn bình thường.
+ Sau khi hiến máu: trong 3 ngày đầu nên giữ sạch nơi chọc ven, không nên làm việc quá sức, tránh làm những việc đặc biệt nguy hiểm, không say rượu, cần ăn uống và nghỉ ngơi đầy đủ, liên hệ với cơ sở truyền máu khi thấy có những bất thường về sức khỏe.
Người hiến máu cần tiếp tục bảo vệ sức khỏe tốt để hiến máu nhắc lại an toàn và vận động mọi người cùng tham gia hiến máu tình nguyện.
2.6. Sự cần thiết phải vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền
- Nhiều người, nhiều cơ quan, tổ chức đến nay vẫn quan niệm cần phải bồi dưỡng bằng tiền mặt cho người hiến máu, càng nhiều càng tốt. Mới nghe sẽ thấy quan niệm này thể hiện tốt sự quan tâm, động viên người hiến máu tình nguyện. Xét về mặt nào đó, nó cũng động viên, khuyến khích được người hiến máu và có thêm chút tiền để người hiến máu bồi dưỡng sức khỏe hoặc mua một vật gì đó làm kỷ niệm cho một lần hiến máu. Tuy vậy, nếu dùng tiền để khuyến khích người hiến máu tình nguyện sẽ tạo ra nhiều tiêu cực, thu hút những người cần tiền nên đi hiến máu và khi ấy sẽ đe dọa nghiêm trọng đến an toàn truyền máu.
- Yêu cầu cơ bản khi xây dựng các quy định về quyền lợi, chế độ đối với người hiến máu tình nguyện là:
+ Phải đảm bảo an toàn cho người hiến máu, người bệnh nhận máu và không quá phức tạp cho các trung tâm truyền máu.
+ Phải khuyến khích, động viên được đông đảo người dân tham gia hiến máu tình nguyện.
+ Phải thể hiện được sự công bằng xã hội.
- Cần phải vận động hiến máu tình nguyện không lấy tiền vì:
+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền thì chất lượng máu và an toàn truyền máu mới được đảm bảo. Nếu dùng tiền để khuyến khích việc hiến máu thì sẽ tăng nguồn người cho máu không an toàn là người cho máu chuyên nghiệp.
+ Chỉ có hiến máu tình nguyện không lấy tiền thì mới tôn vinh được nghĩa cử cao đẹp của hiến máu tình nguyện, loại bỏ được mọi sự mua bán trong việc hiến máu, đưa giá trị của hiến máu cứu người lên mức không thể đo đếm bằng một số tiền cụ thể (mà nếu có thì cũng không lớn vì nếu lớn thì bệnh nhân sẽ không có tiền để chi trả). Hành động hiến máu tình nguyện được tôn vinh sẽ thể hiện được ý nghĩa thiêng liêng, cao đẹp của hiến máu cứu người sẽ thu hút được sự hưởng ứng của đông đảo người dân.
+ Thực tế trên thế giới và ở Việt Nam đã chứng minh: chỉ khi hiến máu tình nguyện không lấy tiền mới thu hút được đông đảo người dân tham gia hiến máu, loại bỏ “cảm giác bị xúc phạm” khi các cơ sở truyền máu trao tiền bồi dưỡng sau khi hiến máu tình nguyện như đã từng xẩy ra một cách phổ biến ở người hiến máu tình nguyện trước đây.
2.7. Chương trình phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện
* Mục tiêu của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
- Mục tiêu chung: có đủ nguồn người hiến máu tình nguyện có chất lượng, an toàn đáp ứng với nhu cầu cấp cứu, điều trị và dự phòng thảm họa.
- Mục tiêu cụ thể: bao gồm các chỉ tiêu cơ bản sau đây
+ Số người được thay đổi nhận thức, thái độ về hiến máu tình nguyện.
+ Số lượng người hiến máu, số lượng máu thu gom được trong từng ngày, trong mỗi tuần, mỗi tháng và cả năm.
+ Tỷ lệ người hiến máu tình nguyện lần đầu, nhắc lại, tỷ lệ người bị loại, tỷ lệ máu hủy do nhiễm bệnh từ người cho.
+ Tỷ lệ đáp ứng với nhu cầu máu trong cấp cứu, điều trị, tai nạn thảm họa cần truyền máu với số lượng lớn, cần nhóm máu hiếm, trong những thời điểm đặc biệt có ít người hiến máu.
- Các yêu cầu kèm theo:
+ Số lượng các tập thể tham gia hiến máu lần đầu và nhắc lại.
+ Số lượng, tỷ lệ các nhóm công chúng hài lòng với dịch vụ của tổ chức và cam kết duy trì việc tổ chức hiến máu trong thời gian tiếp theo.
+ Giảm dần giá thành của mỗi đơn vị máu thu gom được.
* Nội dung của Chương trình phát triển nguồn người hiến máu:
1. Xây dựng, củng cố hệ thống Ban chỉ đạo vận động hiến máu nhân đạo, mạng lưới tuyên truyền viên các cấp từ trung ương tới cơ sở: có chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho mỗi thành viên, có kế hoạch hoạt động thường xuyên, có chỉ tiêu và lịch tổ chức hiến máu chi tiết,...
2. Xây dựng các văn bản pháp lý về phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện của địa phương theo nguyên tắc: càng cụ thể chi tiết càng tốt và lãnh đạo chính quyền địa phương ký văn bản giao chỉ tiêu cụ thể cho các đơn vị. Cần đảm bảo các văn bản này luôn có người theo dõi, đôn đốc, giám sát quá trình thực hiện.
3. Tổ chức các chương trình giáo dục, truyền thông, quảng cáo về hiến máu tình nguyện: xác định rõ các đối tượng, mục tiêu, thông điệp, các kênh thông tin để chuyển tải thông điệp, các tài liệu truyền thông và các chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động truyền thông.
4. Xây dựng Chương trình quan hệ công chúng (PR) phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện: xác định đối tượng công chúng rõ ràng, xây dựng mục tiêu cụ thể, xây dựng thông điệp, lựa chọn kênh thông tin phù hợp và có các chỉ tiêu để giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của chương trình PR.
5. Tổ chức các điểm hiến máu tại cộng đồng: điểm cố định, lưu động, xe ô tô chuyên dụng đảm bảo an toàn truyền máu và thuận lợi cho người hiến máu.
Các hoạt động trên được tổ chức thành các chiến dịch truyền thông và truyền thông duy trì trong đó Chương trình quan hệ công chúng được lựa chọn như một biện pháp quan trọng.
* Các vấn đề cần lưu ý:
- Có dự kiến lịch tổ chức các điểm hiến máu cho cả năm, từng quý, từng tháng và mỗi tuần với sự cam kết của các nhà lãnh đạo cộng đồng và của người hiến máu.
- Có các phương án khả thi nhằm giải quyết các thời điểm đặc biệt như dịp hè, dịp Tết, khi có thảm họa,...
- Cần đảm bảo các khủng hoảng đã được dự phòng và giải quyết triệt để.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:43 pm

hitman@113 đã viết:Hịc Hịc anh ủng hộ đội máu máu này lắm. Các anh em cố lên ha......... HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ 868721

Sorry vì đã chuyển bài của anh sang đây..

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:46 pm

CHUYỂN ĐỐI HÀNH VI TRONG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU
3.5. Một số nguy cơ ở người không có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn nhưng vẫn tham gia hiến máu
* Không thực hiện đúng theo hướng dẫn khi tham gia hiến máu tình nguyện nên có thể có hại đến sức khỏe.
- Người hiến máu thường có suy nghĩ là sức khoẻ của họ tốt khi họ cảm thấy họ hoàn toàn khoẻ mạnh. Điều này không phải lúc nào cũng đúng vì có nhiều loại bệnh có những giai đoạn người bệnh vẫn cảm thấy mình khoẻ mạnh, bệnh chỉ được phát hiện khi họ được bác sỹ khám và xét nghiệm. Ngược lại, có những hiện tượng bình thường xẩy ra ở những người khoẻ mạnh thì họ lại cho rằng sức khoẻ của mình không tốt. Ví dụ: bình thường khi thay đổi tư thế đột ngột gây nên hiện tượng hoa mắt, chóng mặt thì đối tượng lại cho rằng như vậy là mình bị thiếu máu. Những quan niệm như vậy có thể làm cho đối tượng không kể hết tiền sử bệnh tật của bản thân với bác sỹ khi hiến máu hoặc tự kết luận là mình không đủ điều kiện nên không tham gia hiến máu.
- Khi đã hiến máu ít nhất một lần hoặc nhìn thấy những người xung quanh hiến máu, người hiến máu cho rằng việc hiến máu là hoàn toàn không có hại tới sức khoẻ nên họ không thực hiện theo các hướng dẫn khi hiến máu. Ví dụ: khi hiến một đơn vị máu, người hiến máu thấy hoàn toàn bình thường nên lại đăng ký và hiến luôn trong ngày đó một đơn vị máu nữa.
* Hiến máu không phải lúc nào cũng là hành động nhân ái cao đẹp.
Hiến máu chỉ là hành động nhân ái cao đẹp khi bản thân phải thực sự khoẻ mạnh, không có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS. Nếu biết mình có hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS nhưng cố ý che giấu để được hiến máu dẫn đến lây bệnh cho người nhận máu thì khó có thể nói đó là hành động nhân đạo.
Khi đối tượng chưa có nhận thức đầy đủ, thái độ đúng đắn về hiến máu tình nguyện thì họ có thể cố ý cho máu khi chưa đủ điều kiện. Ví dụ: do không hiểu biết về “giai đoạn cửa sổ “ của nhiễm HIV/AIDS nên đối tượng cho rằng nếu mình có bị nhiễm bệnh thì Trung tâm truyền máu sẽ xét nghiệm và loại bỏ đơn vị máu của mình, không truyền cho người bệnh.
* Những yếu tố cản trở tính tình nguyện khi hiến máu .
- Với những suy nghĩ hiến máu để nhận tiền bồi dưỡng, hiến máu vì cho rằng mình cần gương mẫu, hiến máu để mọi người nghĩ rằng mình hoàn toàn khoẻ mạnh, hiến máu để không làm phật ý tuyên truyền viên,... đã làm cho đối tượng coi nhẹ các điều kiện để tham gia hiến máu và họ có thể hiến máu khi không đủ điều kiện.
- Quan niệm về quan hệ tình dục là chuyện thầm kín của bản thân làm cho đối tượng e ngại không trao đổi với bác sỹ. Điều này lại càng dễ xẩy ra khi các điểm tổ chức hiến máu thiếu kín đáo, nguyên tắc bí mật về tình hình sức khoẻ của đối tượng chưa được tôn trọng.
- Việc chạy đua theo thành tích về số lượng người hiến máu của các tuyên truyền viên và cán bộ y tế có thể sẽ làm tăng số người không đủ điều kiện nhưng vẫn tham gia hiến máu tình nguyện.
3.6. Các phương pháp can thiệp chuyển đổi hành vi trong vận động hiến máu tình nguyện
* Dựa vào vai trò của thay đổi nhận thức đối với chuyển đổi hành vi (còn gọi là dựa thái độ của người tham gia hiến máu): có 3 phương pháp
- Phương pháp 1: Tạo nhận thức đầy đủ để tự nguyện chuyển đổi hành vi.
+ Mô tả phương pháp: tuyên truyền giáo dục để người dân có nhận thức đầy đủ khi ấy họ sẽ thay đổi thái độ và tự nguyện chuyển đổi hành vi về hiến máu tình nguyện.
+ Ưu điểm: tạo được nhận thức đầy đủ nên việc hiến máu sẽ thực sự tình nguyện với thái độ tích cực và đảm bảo an toàn truyền máu.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải có thời gian, nhân lực và trang thiết bị đầy đủ cho công tác vận động hiến máu. Mặt khác do chưa được trải nghiệm về hiến máu nên số người đăng ký và tham gia hiến máu theo phương pháp này sẽ chiếm tỷ lệ không cao.
Phương pháp này thường được áp dụng đạt hiệu quả tốt ở các nước có phong trào hiến máu tình nguyện tốt hoặc trong vận động hiến máu nhắc lại.
- Phương pháp 2: Ép buộc chuyển đổi hành vi là trải nghiệm để tạo nhận thức đầy đủ.
+ Mô tả phương pháp: nâng cao nhận thức kết hợp ép buộc chuyển đổi hành vi làm trải nghiệm để tạo nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện.
Phương pháp này có 3 cách can thiệp cụ thể như sau:
 Ép buộc chuyển đổi hành vi thông qua việc khuyến khích hiến máu như có khen thưởng cho những ai tham gia hiến máu hoặc vận động được nhiều người tham gia hiến máu.
 Ép buộc chuyển đổi hành vi thông qua việc chi phối về tình cảm, quyền lực, mệnh lệnh hành chính. Ví dụ: Thủ trưởng trực tiếp vận động từng bộ phận, từng nhân viên tham gia hiến máu hoặc giao chỉ tiêu để đánh giá thi đua dựa trên việc có hay không tham gia hiến máu tình nguyện.
 Ép buộc chuyển đổi hành vi thông qua việc khơi dậy trí tò mò của mỗi người. Ví dụ: khởi dậy trí tò mò về nhóm máu, về có bị nhiễm bệnh hay không,... bằng cách tham gia hiến máu tình nguyện.
+ Ưu điểm: tạo được tỷ lệ người hiến máu cao, tạo được nhận thức đầy đủ (có trải nghiệm) trong một thời gian nhanh nhất, chi phí thấp.
+ Nhược điểm: nguy cơ không đảm bảo an toàn truyền máu sẽ rất cao nếu không kết hợp với công tác tư vấn trước hiến máu và tổ chức các điểm hiến máu thật tốt.
Phương pháp này đạt hiệu quả cao ở các nước có phong trào hiến máu tình nguyện chưa phát triển, tỷ lệ người hiến máu còn ít.
- Phương pháp 3: kết hợp giữa hai phương pháp 1 và 2.
+ Mô tả phương pháp: tuyên truyền giáo dục kết hợp với giao chỉ tiêu thi đua, sử dụng các mệnh lệnh hành chính để mọi người đăng ký và tham gia hiến máu tình nguyện.
+ Ưu điểm: kết hợp được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của phương pháp 1 và 2.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải có sự vào cuộc một cách quyết liệt của lãnh đạo cộng đồng, có đội ngũ tuyên truyền viên có kinh nghiệm và kế hoạch tổ chức hiến máu phải được xây dựng từ trước đó nhiều ngày.
Đây là phương pháp được áp dụng phổ biến ở nước ta và trên thế giới.
* Dựa vào mối quan hệ giữa hành vi và môi trường sống của người hiến máu: có 3 phương pháp
- Phương pháp 1: Chuyển đổi hành vi bằng cách thay đổi môi trường sống.
+ Mô tả phương pháp: lựa chọn các đối tượng có môi trường sống đang thay đổi hoặc sẽ thay đổi trong tương lai gần (trên thực tế là môi trường luôn luôn thay đổi) để làm cơ sở cho việc họ nên và cần phải thay đổi hành vi trong hiến máu tình nguyện để phù hợp với môi trường sống mới. Ví dụ: lựa chọn đối tượng tuổi 17 hoặc 18 để vận động hiến máu với thông điệp “Tuổi 18, Bạn là công dân thực thụ, bạn có thể đi bầu cử và Bạn có thể tham gia hiến máu cứu người!”.
+ Ưu điểm: dễ dàng thuyết phục đối tượng để họ chuyển đổi hành vi và là phương pháp phù hợp với tuyên truyền viên có nhiều ý tưởng sáng tạo.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải có đội ngũ tuyên truyền viên có kinh nghiệm và lựa chọn đặc điểm phù hợp về sự thay đổi của môi trường sống.
- Phương pháp 2: Chuyển đổi hành vi bằng cách duy trì môi trường sống.
+ Mô tả phương pháp: lựa chọn các đối tượng đã hiến máu tình nguyện hoặc đã tham gia các hoạt động xã hội từ thiện (trên thực tế thì hầu hết các đối tượng đều có đặc điểm này) để làm cơ sở cho việc động viên họ nên giữ gìn văn hóa tổ chức và lòng nhân ái của mỗi cá nhân bằng việc tham gia hiến máu tình nguyện.
+ Ưu điểm: rất dễ thực hiện ở các đối tượng đã có được văn hóa tổ chức ổn định và các tổ chức, cá nhân đã từng tham gia hiến máu tình nguyện; chi phí không cao nhưng có hiệu quả tốt.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải hiểu biết rất sâu sắc về đối tượng.
- Phương pháp 3: Kết hợp của hai phương pháp 1 và 2.
+ Mô tả phương pháp: xác định được những yếu tố thay đổi trên cơ sở các yếu tố không thay đổi của môi trường sống để thuyết phục đối tượng cần chuyển đổi hành vi để củng cố và phát triển văn hóa truyền thống của tổ chức đồng thời cũng phù hợp, hòa nhập với sự thay đổi của nhịp sống hiện đại.
+ Ưu điểm: kết hợp được ưu điểm và hạn chế được nhược điểm của phương pháp 1 và 2.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải có đội ngũ tuyên truyền viên có kinh nghiệm và công tác khảo sát, lập kế hoạch phải được xây dựng tiến hành một cách nghiêm túc ngay từ đầu năm hoặc trước đó.
* Dựa vào phương thức can thiệp chuyển đổi hành vi: có 2 phương pháp.
- Phương pháp 1: Can thiệp chuyển đổi hành vi trực tiếp
+ Mô tả phương pháp: sử dụng một loạt các phương tiện truyền thông (băng cờ, tờ rơi, âm nhạc, băng hình,...) kết hợp với hoạt động của tuyên truyền viên và tổ chức điểm hiến máu để tác động một cách trực tiếp tới đối tượng nhằm tạo ấn tượng mạnh mẽ, trạng thái tâm lý hưng phấn kết hợp với ép buộc chuyển đổi hành vi tham gia hiến máu tình nguyện. Đây là cách được áp dụng phổ biến cho tổ chức hiến máu tại các xe ô tô chuyên dụng đặt tại hè phố hoặc những nơi đông người qua lại (trường học, siêu thị, hội chợ, lễ hội,...).
+ Ưu điểm: rất dễ can thiệp chuyển đổi hành vi, trực quan, dễ gây ấn tượng.
+ Nhược điểm: đòi hỏi phải tư vấn chu đáo cho người hiến máu, khó lựa chọn điểm hiến máu, phải có đội ngũ tuyên truyền viên có kinh nghiệm và phụ thuộc nhiều vào thời tiết vì thông thường là tổ chức hoạt động ngoài trời.
- Phương pháp 2: Can thiệp chuyển đổi hành vi gián tiếp.
+ Mô tả phương pháp: thông qua các phương tiện truyền thông như báo chí, hệ thống loa phóng thanh, bảng tin,... để tuyên truyền và kêu gọi hiến máu tại những điểm hiến máu đã được thông báo trước.
+ Ưu điểm: rất dễ thực hiện, chi phí thấp, phổ biến rộng rãi tới người dân, thích hợp với những địa phương mà người dân đã có nhận thức đầy đủ về hiến máu tình nguyện, là hình thức hiệu quả trong việc tổ chức hiến máu khẩn cấp.
+ Nhược điểm: hiệu quả thấp ở các địa phương mà người dân có nhận thức chưa đầy đủ về hiến máu cứu người nên thường được áp dụng đồng thời với các phương pháp khác.
Tóm lại: Trong vận động hiến máu thì mục tiêu quan trọng là phải chuyển đổi hành vi của người dân về hiến máu tình nguyện. Do vậy, việc lựa chọn các phương pháp can thiệp chuyển đổi hành vi phù hợp với đối tượng, với năng lực của tuyên truyền viên và các tổ chức tham gia vận động hiến máu là rất quan trọng. Dù là phương pháp nào thì việc đảm bảo an toàn truyền máu cũng là yêu cầu được đặt lên hàng đầu mà trước hết là phải đảm bảo an toàn cho người hiến máu.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:49 pm

KỸ NĂNG TỔ CHỨC SỰ KIỆN TRONG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN

6.1. Khái quát về sự kiện
Trong cuộc sống hàng ngày, các hoạt động diễn ra xung quanh chúng ta hoặc do cơ quan, tổ chức hoặc do chính chúng ta tạo nên rất phổ biến. Các hoạt động ấy nhiều khi được mọi người gọi là sự kiện. Thậm chí, có những hoạt động được diễn ra liên tục trong nhiều năm và vẫn đang diễn ra nhưng người ta vẫn có thể gọi nó là sự kiện của năm đó. Bên cạnh đó, nhiều tổ chức đã đầu tư nhiều người, chi rất nhiều tiền vào một hoạt động nào đó với hàng trăm người được mời tham dự nhưng chẳng tạo được sự thay đổi nào (thậm chí là cả những thay đổi không mong muốn) ở những người tham dự và Ban tổ chức. Khi ấy, tổ chức này vẫn đánh giá: đây là một sự kiện lớn!
Vậy đâu được gọi là sự kiện? Thực ra thì hầu hết chúng ta đều nhận diện được sự kiện, chỉ có điều một số người xếp tất cả các hoạt động hoặc thành quả thu được vào là sự kiện.
* Định nghĩa: Sự kiện là một quá trình hoạt động làm thay đổi về chất hay lượng của cá nhân hay tổ chức trong một khoảng thời gian nhất định.
* Các dấu hiệu nhận biết sự kiện: gồm 4 dấu hiệu sau đây
- Là một quá trình: tức là phải có sự hình thành, phát triển và kết thúc. Những hoạt động diễn ra thường xuyên liên tục, không có kết thúc thì không được gọi là sự kiện.
- Tạo nên được một sự thay đổi: sự kiện là đánh dấu cho một sự thay đổi. Nếu không có sự thay đổi thì không phải là sự kiện.
- Có đối tượng được thay đổi: ai là người thay đổi thì đó là sự kiện đối với người ấy. Một hoạt động mà sau khi kết thúc không có ai tham dự thay đổi trừ Ban tổ chức thì khi ấy được gọi là sự kiện với Ban tổ chức.
- Tạo nên sự thay đổi trong một khoảng thời gian nhất định: thời gian ấy được gọi là sự kiện trong khoảng thời gian đó. Ví dụ: sự gặp gỡ của A với B làm thay đổi cả cuộc đời B thì sự gặp gỡ ấy được gọi là sự kiện của cuộc đời B.
* Đặc điểm của sự kiện:
- Thường tạo nên sự thay đổi một cách mạnh mẽ cho nhiều người.
- Thường do nhiều người cùng tham gia tổ chức.
- Thường phải chi nhiều tiền cho tổ chức sự kiện.
- Sẽ gây nhiều hậu quả tai hại nếu tổ chức sự kiện mà mất khả năng kiểm soát, hoặc bị thất bại sự. Khi ấy thậm chí còn có thể tạo nên khủng hoảng cho tổ chức chủ thể.
Chính vì những đặc điểm này mà tổ chức sự kiện cần phải được xem xét, tính toán kỹ càng khi lập kế hoạch, được triển khai bởi những cá nhân có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm về tổ chức sự kiện dưới sự chỉ đạo, giám sát chặt chẽ bởi những người có đủ thẩm quyền và trách nhiệm được phân công.
* Vai trò của sự kiện:
- Sự kiện làm nên sự thay đổi một cách mạnh mẽ mà thay đổi là điều kiện cần cho sự phát triển. Do vậy, một cá nhân hay tổ chức muốn phát triển nhanh chóng, muốn tạo nên một “dấu ấn” về một lĩnh vực nào đó thì sự kiện là một công cụ hỗ trợ đắc lực.
- Chủ động tổ chức sự kiện nếu tổ chức tốt có nghĩa là chủ động tạo nên sự thành công. Ngược lại, nếu thất bại thì cũng gây nên sự thất bại to lớn.
Do có vai trò to lớn trong việc tạo nên sự thay đổi mạnh mẽ với đối tượng nên sự kiện là công cụ được sử dụng phổ biến trong các hoạt động của các cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức xã hội,... Với mỗi con người, trong cuộc đời của mình cũng có nhiều sự kiện được diễn ra và nó cũng cần phải được tổ chức một cách hiệu quả.
Tổ chức sự kiện hiện nay là một lĩnh vực thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp, là một nghề được nhiều người ưu tiên lựa chọn. Với các cơ quan, doanh nghiệp và với các cá nhân, có kỹ năng tổ chức sự kiện trong việc thực hiện các chương trình truyền thông, chương trình quan hệ công chúng, các hoạt động xã hội,.... là rất cần thiết.
6.2. Phẩm chất của người tổ chức sự kiện
- Tư duy sáng tạo: để tạo nên sự kiện thì phải tạo nên sự khác biệt. Nếu làm dập khuôn, bắt chước người khác thì khó có thể tạo nên sự khác biệt. Do vậy, sự kiện phải được hình thành bởi cách tư duy sáng tạo mà muốn có tư duy sáng tạo thì phải có tư duy kinh nghiệm.
- Cẩn thận, tỷ mỷ: tổ chức sự kiện thường có rất nhiều việc phải làm bao gồm cả các “việc không tên”. Đối với người tổ chức sự kiện thì không có việc nào là việc nhỏ vì thiếu chúng có thể làm cho việc tổ chức sự kiện bị thất bại.
- Kỹ năng làm việc nhóm tốt: sự kiện thường do nhiều người cùng tổ chức nên mỗi người trong đó phải cộng tác tốt với đồng nghiệp của mình.
- Luôn làm việc theo kế hoạch và có kỹ năng xử lý tình huống tốt: đa số sự kiện được tổ chức đều phải có kế hoạch và mỗi người cần phải nghiêm túc thực hiện theo. Trong quá trình ấy, thường có nhiều vấn đề mới phát sinh nên cần phải có kỹ năng xử lý tình huống và không được phép giải quyết nó một cách tùy tiện.
- Thành thạo các kỹ năng quan hệ công chúng: kỹ năng thuyết trình, kỹ năng soạn thảo văn bản, kỹ năng thiết kế các chương trình kế hoạch hoạt động, kỹ năng quản trị khủng hoảng,...
6.3. Vai trò của sự kiện trong vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện
* Vai trò của sự kiện:
- Sự kiện là công cụ phổ biến và hiệu quả của các chương trình truyền thông giáo dục về hiến máu tình nguyện.
- Sự kiện là công cụ không thể thiếu trong Chương trình quan hệ công chúng nhằm phát triển nguồn người hiến máu tình nguyện.
- Điểm hiến máu là nơi diễn ra sự kiện có ý nghĩa đối với người hiến máu đó là họ hiến máu cứu người. Tổ chức điểm hiến máu chính là tổ chức sự kiện.
- Các hoạt động đào tạo tuyên truyền viên, tôn vinh người hiến máu, các hội nghị, hội thảo về vận động hiến máu,... là các hoạt động quan trọng và thường xuyên diễn ra trong công tác vận động hiến máu tình nguyện.
Sự kiện là hoạt động không thể thiếu và diễn ra thường xuyên trong công tác vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện.
* Các sự kiện thường gặp trong vận động hiến máu tình nguyện:
+ Các điểm hiến máu tình nguyện.
+ Các chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện.
+ Các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn,....
+ Các lễ hội tôn vinh người hiến máu,...
6.4. Các yêu cầu của tổ chức sự kiện trong vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện
- Có chương trình kế hoạch tổ chức được người có đủ thẩm quyền phê duyệt: mục tiêu rõ ràng, các biện pháp đưa ra phải khả thi, có phương án phòng chống khủng hoảng, có tiến độ chi tiết và phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi cá nhân.
- Tạo được sự khác biệt: sự kiện phải có tính “mới”, tính sáng tạo.Trong hầu hết các trường hợp, sự kiện không cho phép được sao chép nguyên mẫu của các sự kiện trước đó.
- Đảm bảo an toàn truyền máu: mọi sự kiện trong vận động tuyên truyền hiến máu tình nguyện đều phải coi trọng công tác đảm bảo an toàn truyền máu.
- Tiết kiệm, chống lãng phí: dự toán tài chính phải rất cụ thể, chi tiêu phải tiết kiệm, tránh mua thừa, sử dụng tài sản vật tư đúng mục đích và có kế hoạch tái sử dụng sau khi tổ chức sự kiện,...[b]

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:50 pm

6.5. Các bước tổ chức sự kiện
* Bước 1: Hình thành ý tưởng
- Lựa chọn vấn đề ưu tiên giải quyết: sử dụng phương pháp cho điểm ưu tiên
Với mỗi tổ chức, lúc nào cũng có nhiều vấn cần phải được giải quyết. Và dù là gì đi chăng nữa thì chúng ta cũng không thể giải quyết đồng thời được tất cả các vấn đề ấy. Do vậy cần phải lựa chọn để giải quyết vấn đề ưu tiên. Việc xác định vấn đề ưu tiên là một bài toán khó đối với tổ chức.
Cho tới nay, có nhiều cách lựa chọn vấn đề ưu tiên khác nhau phụ thuộc vào mỗi tổ chức, thậm trí là mỗi cá nhân. Cách thông thường được áp dụng có hiệu quả là phương pháp cho điểm ưu tiên dựa vào một số tiêu chuẩn nhất định. Theo phương pháp này thì vấn đề ưu tiên của một tổ chức bao hàm mức độ ảnh hưởng của nó tới sự tồn tại và phát triển, tính cấp thiết cần phải giải quyết và khả năng có thể giải quyết được của tổ chức đó. Cách tính điểm dựa theo thang điểm gợi ý dưới đây:
<1> Tầm cỡ và tính nghiêm trọng của vấn đề:
Tiêu chuẩn Điểm
Nếu không giải quyết tổ chức sẽ bị giải thể 5
Nếu không giải quyết tổ chức sẽ “xuống dốc” nghiêm trọng 4
Nếu giải quyết tổ chức sẽ phát triển mạnh mẽ (đột biến) 4
Nếu giải quyết tổ chức sẽ không bị “xuống dốc” hoặc hoàn thành yêu cầu, nhiệm vụ 3
<2> Sự quan tâm và hưởng ứng của tập thể:
Tiêu chuẩn Điểm
Trên 75% thành viên đồng tình giải quyết 2
Từ 50% đến 75% thành viên đồng tình giải quyết 1
Dưới 50% thành viên đồng tình giải quyết 0
<3> Tiêu chuẩn về sự cấp thiết cần phải giải quyết:
Tiêu chuẩn Điểm
Nếu không giải quyết ngay sẽ vĩnh viễn không còn cơ hội 5
Nếu giải quyết muộn cơ hội thành công chỉ là 50% 4
Nếu giải quyết muộn thì vẫn có kết quả (nhưng kém hơn) 3

<4> Tiêu chuẩn về khả năng có thể giải quyết được:
Tiêu chuẩn Điểm
Vấn đề có thể giải quyết dễ dàng ngay cả khi không được ưu tiên 5
Vấn đề có thể được giải quyết nếu được ưu tiên đầu tư và quản lý tốt các nguồn lực sẵn có 4
Vấn đề khó có thể được giải quyết nếu chỉ dựa vào nguồn lực hiện có 3
Sau khi xem xét một cách khách quan để cho điểm thì mức độ ưu tiên của vấn đề xếp theo tổng số điểm từ cao đến thấp.
- Xây dựng ý tưởng:
+ Mục đích của ý tưởng là phải giải quyết vấn đề ưu tiên đã được lựa chọn.
+ Tìm kiếm kinh nghiệm: nghiên cứu các sự kiện tương tự đã được tổ chức ở trong và ngoài cơ quan để xác định bài học kinh nghiệm.
+ Tìm kiếm ý tưởng sáng tạo: có 2 nhóm ý tưởng sáng tạo
 Nhóm 1: Tổ chức một sự kiện hoàn toàn mới.
 Nhóm 2: Tổ chức một sự kiện không mới nhưng làm mới các chi tiết trong sự kiện đó.
Lưu ý:
Mỗi nhóm ý tưởng bao gồm nhiều ý tưởng khác nhau. Bạn không nên hạn chế những suy nghĩ hình thành ý tưởng của mình trong giai đoạn này mà hãy để nó “bung ra” sau đó khư trú và lựa chọn ý tưởng hay nhất, khả thi nhất.
Khi suy nghĩ chưa ra ý tưởng, Bạn đừng nản chí hay vội vàng “chọn” một ý tưởng nào đó. Hãy nghỉ ngơi, đi dạo, nghe nhạc,... để thả hồn mình trong một không gian đầy lãng mạn hoặc gặp gỡ, trao đổi với đồng nghiệp, bạn bè hay những người mà Bạn yêu quý. Những lúc như vậy, những ý tưởng đầy sáng tạo lại được hình thành. Nhiều khi những ý tưởng đẹp lại được hình thành trong giấc mơ của Bạn.
Khi Bạn đã lựa chọn được một số ý tưởng mà Bạn cho là thú vị để tổ chức sự kiện, Bạn hãy trao đổi với đồng nghiệp hoặc cấp trên của mình để củng cố niềm tin và biết đâu đấy, một ý tưởng hay hơn lại được hình thành từ ý tưởng ban đầu.
Khi đồng nghiệp hoặc cấp trên của Bạn đưa ra một ý tưởng khác, Bạn hãy nghiêm túc và khách quan khi xem xét nó. Nếu thấy ý tưởng đó “hay” hơn, Bạn hãy đừng gạt đi. Người tổ chức sự kiện là người có kỹ năng làm việc nhóm mà!
* Bước 2: Xây dựng kế hoạch
- Xây dựng mục tiêu:
+ Mục tiêu là đích cần đạt tới để thực hiện nhiệm vụ. Mục tiêu có thể bao gồm mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung là mục tiêu khái quát những gì cần đạt được, mục tiêu cụ thể là mục tiêu chung được chi tiết hoá.
+ Mục tiêu cũng có nhiều mức độ và phạm vi khác nhau (các mức độ đạt được). Mục tiêu tốt phải đảm bảo 5 tiêu chuẩn “ SMART”:
+ S - Specific: cụ thể (rõ ràng, cụ thể).
+ M - Measureable: đo lường được (cân, đong, đo, đếm được).
+ A - Achievable: có thể đạt được ( tính khả thi).
+ R - Reasonable: hợp lý (chấp nhận được và phù hợp với ý tưởng lựa chọn).
+ T - Time: thời gian ( có phạm vi thời gian).
- Lựa chọn biện pháp: Biện pháp là những cách thức sử dụng các nguồn lực để đạt được mục tiêu. Một mục tiêu có thể có nhiều cách thức (hay biện pháp) khác nhau để đạt được.
+ Việc lựa chọn biện pháp tốt nhất để thực hiện cũng là một bài toán khó được đặt ra. Biện pháp tốt là biện pháp có tính khả thi. Tính khả thi trả lời cho câu hỏi “biện pháp có thể thực hiện được với nguồn lực hiện có hay không?” khi xét theo khía cạnh nhân lực, trang thiết bị, tài chính, sự cộng tác của các tập thể và cá nhân khác...
+ Khi xem xét tính khả thi của biện pháp, thông thường người ta sẽ xét đến các yếu tố sau:
 Yếu tố quyết định: là yếu tố mà nếu thiếu nó thì biện pháp không thể tiến hành được.
 Yếu tố hỗ trợ: là yếu tố mà có sự xuất hiện của nó sẽ đảm bảo biện pháp được tiến hành một cách dễ dàng hơn hoặc hỗ trợ các biện pháp khác trong cùng thời điểm.
 Yếu tố cản trở: là yếu tố mà sự xuất hiện của nó làm cản trở quá trình đạt được mục tiêu.
 Yếu tố thời cơ: là những yếu tố có thể sẽ xuất hiện, nếu kịp thời vận dụng nó sẽ trở thành yếu tố hỗ trợ thậm chí trở thành yếu tố quyết định. Nếu không kịp thời vận dụng nó sẽ không có ý nghĩa thậm chí trở thành yếu tố cản trở.
 Yếu tố rủi ro: là yếu tố có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào trong quá trình tiến hành. Sự xuất hiện của yếu tố này có thể sẽ làm cho phương pháp bị thất bại hoàn toàn hoặc là yếu tố cản trở.
Các biện pháp đưa ra luôn xem xét ở các khía cạnh nhân lực cần thiết, trang thiết bị và chi phí kèm theo, các biện pháp phòng ngừa rủi ro (nếu có), các nguy cơ khủng hoảng và cách phòng chống,...
+ Biện pháp thực hiện thường phải nêu rõ tiến độ thực hiện: cái gì làm trước, cái gì làm sau; bao giờ thì hoàn thành từng việc cụ thể...
- Phê duyệt kế hoạch: thông qua dự kiến kế hoạch với các cá nhân, tập thể liên quan; hoàn chỉnh kế hoạch và trình phê duyệt của người có đủ thẩm quyền.
Kế hoạch chỉ được triển khai khi đã được phê duyệt.
* Bước 3: Triển khai kế hoạch
- Thành lập Ban tổ chức: phải bao gồm đủ về nhân lực và thành phần để có thể tổ chức được sự kiện. Ban tổ chức không phải là đứng ra làm tất cả các việc mà là huy động mọi người thực hiện theo kế hoạch đã đề ra và xử lý kịp thời các phát sinh (nếu có).
- Tổ chức triển khai các hoạt động: khi triển khai kế hoạch, người thiết kế sự kiện có thể được phân công là người chịu trách nhiệm chính, cũng có thể chỉ là người tham gia không chính thức. Và dù gì đi chăng nữa thì người thiết kế vẫn phải theo dõi, giám sát chặt chẽ các hoạt động để kịp thời chỉnh sửa và tổng kết, rút kinh nghiệm.
* Bước 4: Tổng kết đánh giá
Tổng kết đánh giá việc tổ chức sự kiện là hết sức quan trọng. Đánh giá phải dựa vào việc so sánh giữa kết quả đạt được với mục tiêu đề ra và hiệu quả xử lý các vấn đề phát sinh. Các câu hỏi cần trả lời khi tổng kết đánh giá là:
- Mục tiêu đề ra có đạt được không và ở mức độ nào?
- Nguyên nhân thành công hay thất bại?
- Bài học kinh nghiệm được rút ra từ tổ chức sự kiện này là gì?
Với những sự kiện lớn, việc đánh giá nhiều khi là một công việc phức tạp như phải tiến hành điều tra xã hội học, thực hiện các công trình nghiên cứu khoa học,... Tuy vậy, hầu hết các sự kiện đều được đánh giá một cách khá dễ dàng dựa vào mục tiêu đề ra hay các chỉ tiêu giám sát, đánh giá được nêu ra trong kế hoạch.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:51 pm

6.6. Tổ chức một số sự kiện phổ biến trong vận động hiến máu tình nguyện
6.6.1. Tổ chức chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện:
* Khái niệm: Chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện là quá trình sử dụng tối đa các kênh thông tin với cường độ chuyển tải cao nhất các thông điệp nhằm thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi của công chúng về hiến máu tình nguyện và an toàn truyền máu.
* Đặc điểm của Chiến dịch truyền thông: gồm 3 tối đa + 1 tối thiểu
- Tối đa về sử dụng các kênh thông tin hiện có.
- Tối đa về cường độ chuyển tải thông điệp.
- Tối đa về số lượng các nhóm công chúng tiếp nhận thông điệp.
- Tối thiểu về khả năng xẩy ra các khủng hoảng.
* Cấu trúc của Chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện: gồm có ba giai đoạn là giai đoạn khởi động, giai đoạn trung tâm và giai đoạn hậu chiến dịch.
Mô hình cấu trúc của Chiến dịch:

- Giai đoạn khởi động: mục tiêu chủ yếu của giai đoạn này là thay đổi thái độ của công chúng, tạo được sự quan tâm chú ý của công chúng về hiến máu tình nguyện. Trong giai đoạn này, các kênh thông tin nhằm thay đổi thái độ của công chúng thường được huy động tối đa như: băng rôn, cờ chuối, tranh áp phích, các băng đĩa nhạc,...
- Giai đoạn trung tâm: gồm 2 thời kỳ
+ Thời kỳ tăng tốc: các thông điệp và kênh thông tin chuyển tải đến công chúng với cường độ tăng dần, chủ yếu can thiệp vào quá trình thay đổi nhận thức và thái độ.
Kết thúc thời kỳ này thường có các hoạt động được coi là hoạt động trung tâm thường là tổ chức các sự kiện lớn.
+ Thời kỳ giảm tốc: các kênh thông tin, cường độ chuyển tải thông điệp giảm dần và nhằm chủ yếu vào chuyển đổi hành vi của công chúng như đăng ký tham gia hiến máu, tổ chức các điểm hiến máu,...
- Giai đoạn hậu chiến dịch: chủ yếu là tổ chức các hoạt động chuyển đổi hành vi của công chúng như: hình thành rất nhiều kênh tiếp nhận đăng ký hiến máu, mời tham gia hiến máu vào những thời điểm cụ thể, tổ chức các điểm hiến máu,...
- Thời gian của một chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện phụ thuộc chủ yếu vào quy mô của chiến dịch. Đối với chiến dịch cấp quốc gia, cấp khu vực hoặc cấp tỉnh thời gian thường khoảng 30 đến 45 ngày, cấp cơ sở (xã, phường, trường học, doanh nghiệp) thường thì kéo dài trong từ 1 đến 2 tuần.
* Các bước tổ chức chiến dịch truyền thông: thực hiện giống như các bước chung trong tổ chức sự kiện.
Lưu ý:
+ Xây dựng kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông đòi hỏi phải có sự chuẩn bị rất chu đáo, xem xét tính toán rất kỹ lưỡng từ xác định công chúng đến thông điệp, các kênh thông tin, tiến độ thực hiện, phân công nhiệm vụ, tài chính, cơ sở vật chất, trang thiết bị,...
+ Chiến dịch truyền thông bao gồm rất nhiều sự kiện nên việc phân công nhân sự, phối hợp tổ chức các sự kiện là rất quan trọng.
+ Trình tự tổ chức các sự kiện phải dựa theo các giai đoạn của chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện.
+ Đánh giá kết quả kết quả chiến dịch truyền thông ở cấp cơ sở được thực hiện khá dễ dàng. Tuy vậy, với các chiến dịch có quy mô lớn việc đánh giá trở nên khá phức tạp trên cả ba mục tiêu về nhận thức, thái độ và chuyển đổi hành vi của nhiều nhóm công chúng khác nhau. Thông thường việc đánh giá kết quả truyền thông phải được tổ chức bằng một số sự kiện như: Hội nghị tổng kết, Hội thảo khoa học, các điều tra xã hội học,...
6.6.2. Tổ chức điểm hiến máu tình nguyện:
Điểm hiến máu là một sự kiện đối với người hiến máu. Vì vậy, việc tổ chức điểm hiến máu phải đảm bảo các yêu cầu chung của tổ chức sự kiện. Tuy vậy, đây là hoạt động quan trọng không thể thiếu và diễn ra thường xuyên nên chúng tôi đề cập ở một chương riêng (Chương 9) về tổ chức điểm hiến máu tình nguyện.
6.6.3. Tổ chức hội nghị:
* Khái niệm: Hội nghị là nơi làm việc về trí tuệ nhằm phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể giải quyết các vấn đề đặt ra về mặt tư tưởng, lý luận có tính khoa học và thực tiễn về hoạt động nào đó.
* Các bước tiến hành: tương tự như các bước chung về tổ chức sự kiện và có một số đặc thù cần lưu ý như sau:
Bước 1: Hình thành ý tưởng
Là ý tưởng tổ chức hội nghị.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch
- Lựa chọn mục đích, nhiệm vụ của hội nghị: Hội nghị phải có mục đích, mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể để hoàn thành. Để xác định đúng mục đích, yêu cầu của hội nghị cần phải dựa trên cơ sở:
+ Chức năng nhiệm vụ của tổ chức.
+ Mục tiêu kế hoạch đề ra về vận động hiến máu tình nguyện của địa phương, tổ chức.
+ Tình hình thực tế: khả năng về nhân sự, trang thiết bị và kinh phí, điều kiện ngoại cảnh.
+ Bài học kinh nghiệm đã có, dự đoán tương lai.
Từ đó xác định yêu cầu, nhiệm vụ của cuộc vận động hiến máu tình nguyện trong thời gian tới, những gì phải làm, nên làm và không được làm, những gì có thể làm được và không thể làm được và nếu làm thì có thể làm như thế nào? Những vấn đề trên sẽ đặt ra các yêu cầu, nhiệm vụ cho hội nghị.
- Lựa chọn thành phần tham gia dự hội nghị: là những cá nhân có thẩm quyền, có khả năng giải quyết nhiệm vụ cho hội nghị. Người tổ chức hoặc chủ trì Hội nghị không được tự ý mời các thành phần ngoài quy định, nếu không giải thích được lý do chính đáng. Hội nghị thường có 3 thành phần chính là chủ toạ, thành phần tham dự chính thức và thư ký hội nghị.
Ngoài ra còn có thể có khách mời và các bộ phận phục vụ cho hội nghị. Những thành phần này chỉ tham gia vào việc bàn bạc, trao đổi, đóng góp ý kiến khi hội nghị có đề nghị hoặc chủ tọa cho phép.
- Lựa chọn tên hội nghị: có nhiều cách đặt tên.
+ Đặt tên theo thành phần hội nghị. Ví dụ: “ Hội nghị Ban chấp hành Hội Chữ thập đỏ Tỉnh X ”, “ Hội nghị tuyên truyền viên hiến máu tình nguyện”,...
+ Đặt tên theo mục đích, nhiệm vụ của hội nghị. Ví dụ: “ Hội nghị bàn về kế hoạch tổ chức chiến dịch truyền thông về hiến máu tình nguyện”,...
+ Đặt tên theo tính chất thường quy hoặc không thường quy của hội nghị. Ví dụ như “ Hội nghị bất thườngBan chấp hành Hội... ”.
+ Đặt tên theo cách phối hợp các hình thức trên. Ví dụ: “ Hội nghị giao ban các cán bộ Hội chủ chốt về công tác vận động hiến máu tình nguyện tháng 10 năm 200..”.
- Lựa chọn thời gian, địa điểm diễn ra hội nghị: đảm bảo phù hợp với điều kiện của các thành phần tham dự hội nghị và điều kiện của tổ chức.
- Chuẩn bị về nội dung hội nghị:
+ Xem xét tất cả các vấn đề có liên quan đến hội nghị như: các điều kiện khách quan, tình hình thực tế của tổ chức, các văn bản có liên quan đến mục đích hội nghị,...
+ Cần chuẩn bị đưa ra nhiều phương án giải quyết một vấn đề, phân tích rõ ưu điểm và nhược điểm của từng phương án.
+ Trao đổi, xin ý kiến, hội ý với các cá nhân có trách nhiệm hoặc liên quan trực tiếp mang tính quyết định tới kết quả hội nghị.
+ Dự kiến chương trình, diễn biến của hội nghị, cách lấy ý kiến phù hợp với điều kiện hội nghị và đặc điểm cá nhân của từng thành phần tham dự.
+ Dự đoán và đưa ra các biện pháp khác phục những tình huống ngoài ý muốn có thể xẩy ra trong hội nghị.
- Chuẩn bị về các điều kiện vật chất cho hội nghị:
+ Quà tặng, trang thiết bị, máy chiếu, máy tính, bút chỉ,...
+ In ấn tài liệu, lập danh sách thành phần tham dự, soạn giấy mời,..
Bước 3: Tiến hành chính thức hội nghị
- Mời hoặc gửi giấy mời tham dự hội nghị:
+ Chỉ thực hiện khi đã chuẩn bị đầy đủ các nội dung ở bước 2. Nội dung ghi trong giấy mời (nếu có) cần ghi rõ thời gian, địa điểm, thành phần và mục đích, nhiệm vụ của hội nghị, những đề nghị đại biểu khi tham dự hội nghị.
+ Có thể gửi kèm theo các tài liệu (nếu có).
+ Rất tránh việc thay đổi nội dung ghi trong giấy mời đã gửi tới người nhận. Khi có thay đổi cần kịp thời thông báo giải thích và xin lỗi người nhận được giấy mời. Thực chất việc mời hoặc gửi giấy mời có thể xếp vào bước 2 nhưng do tính chính xác, khó thay đổi và khó trì hoãn khi đã mời nên chúng tôi đưa việc này vào bước 3.
- Đón tiếp đại biểu: người tổ chức hoặc chủ trì hội nghị cần đến trước thời gian mời để đón tiếp đại biểu. Trường hợp đặc biệt, có thể uỷ thác cho những người có đủ thẩm quyền hay tư cách để đón tiếp đại biểu.
- Người tổ chức tuyên bố lý do, nêu yêu cầu và nhiệm vụ của hội nghị và giới thiệu thành phần tham dự (đã mời những ai, vắng ai, có lý do hay không có lý do), chương trình làm việc của hội nghị.
- Chủ tọa nêu và xin ý kiến về yêu cầu, nhiệm vụ của mỗi thành viên tham dự (có thể phát biểu dưới dạng khai mạc hội nghị).
+ Trình bày các vấn đề để cuộc họp giải quyết : có 2 cách trình bày.
<1> Trình bày tổng thể các nội dung của hội nghị.
<2> Trình bày, bàn bạc, thống nhất từng thành phần việc của hội nghị.
Lưy ý:
+ Ý kiến của các thành viên chính thức của hội nghị có giá trị như nhau (trừ ý kiến chỉ đạo của lãnh đạo cấp trên).
+ Cần đảm bảo nguyên tắc dân chủ, cởi mở, chân tình trên tinh thần trách nhiệm cao nhất.
+ Cần bàn bạc, trao đổi những vấn đề thuộc phạm vi nhiệm vụ của hội nghị, phù hợp với thời gian làm việc. Tránh xa đà, tránh lạc sang vấn đề khác không thuộc phạm vi, nhiệm vụ của hội nghị .
+ Người chủ trì cần tập chung cao trí tuệ của bản thân, không nóng vội, không súc phạm tới đại biểu tham dự.
- Rà soát lại các phần việc của hội nghị, nếu đã hoàn thành thì có thể kết luận hội nghị .
- Kết luận hội nghị: có 2 cách kết luận
+ Kết luận từng phần việc.
+ Kết luận toàn bộ.
Ngôn ngữ sử dụng ở phần kết luận cần ngắn gọn, xúc tích, dễ hiểu, nhất quán, thể hiện được tinh thần, ý chí của tập thể. Nội dung kết luận phải đảm bảo khách quan, trung thực.
+ Nội dung thống nhất hội nghị thuộc về đa số ý kiến tán thành.
+ Những nội dung, phần việc chưa được thống nhất được, chưa bàn bạc được thì cũng được thể hiện ở phần kết luận.
- Xin ý kiến hội nghị về kết luận.
- Thư ký đọc công khai biên bản hội nghị, biên bản được thông qua nếu trên 50% đại biểu chính thức tán thành.
Bước 4: Giám sát, kiểm tra và giải quyết các vấn đề phát sinh theo nghị quyết của hội nghị.
- Bước này được tiến hành sau khi hội nghị tiến hành chính thức (bước 3). Tuy không nằm trong phạm vi của hội nghị nhưng là một bước tiến hành bắt buộc với những người có trách nhiệm trong tổ chức.
- Việc thực hiện nghị quyết hội nghị phải được đảm bảo, những trường hợp đặc biệt cần phải nghiên cứu và lấy ý kiến tập thể nếu không đúng với nghị quyết. Tất nhiên, nghị quyết của một hội nghị không phải lúc nào cũng có thể thực hiện 100% nội dung đã nêu nếu nó không còn phù hợp và không thể thực hiện được. Tuy vậy, một cá nhân trong tổ chức không được tuỳ tiện thực hiện, tuỳ tiện thay đổi các nội dung đã được thống nhất trong hội nghị .
* Các câu hỏi được đặt ra nhằm kiểm tra, đánh giá hội nghị:
1. Hội nghị nhằm giải quyết vấn đề gì? Vấn đề này hiện nay có thực sự cần thiết không? Có cần phải tổ chức hội nghị không?
2. Những người nào sẽ tham gia hội nghị? Tại sao lại phải là những người này? Có thể mở rộng thêm hoặc thu hẹp thành phần hội nghị được không?
3. Hội nghị này ai là người chủ trì? Tai sao? Ai là thư ký? Tai sao?
4. Hội nghị này được tiến hành ở đâu? Thời gian nào? Với thời gian và địa điểm đó có phù hợp với tất cả các thành phần tham gia và khả năng của tổ chức không? Tại sao?
5. Bằng cách nào để hội nghị thực sự là kết quả lao động trí tuệ cao nhất của tập thể gồm các thành phần tham dự?
6. Với thời gian dành cho hội nghị, làm thế nào để hội nghị hoàn thành được yêu cầu, nhiệm vụ đề ra?
7. Để Hội nghị đạt được kết quả tốt, cần phải trao đổi, xin ý kiến trước với người nào không? Tại sao? Những văn bản, tài liệu nào cần cho hội nghị?
8. Hội nghị có thể xảy ra những tình huống ngoài ý muốn nào không? Biện pháp khắc phục?
9. Hội nghị cần phải chuẩn bị gì về địa điểm như bàn ghế, âm thanh, ánh sáng, trang trí, nước uống, hoa quả, kinh phí,...không?
10. Hội nghị đã hoàn thành các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra chưa? Tại sao?
11. Kết quả hội nghị có đem lại giá trị thiết thực nào không? Nếu có (hay không) thì tại sao?

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:53 pm

.
KỸ NĂNG THUYẾT TRÌNH
TRONG VẬN ĐỘNG HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN


7.1. Khái niệm về thuyết trình
Thuyết trình là một hoạt động giao tiếp giữa con người với con người, là quá trình sử dụng và cảm nhận các ngôn ngữ giao tiếp một cách chủ động làm cho người khác thay đổi nhận thức, thái độ và hành vi theo mong muốn của người thuyết trình.
Thuyết trình không phải là bắt người khác phải nghe những điều mình muốn nói, không phải là quá trình lan truyền thông tin từ người này sang người khác và cũng không phải là nói một cách cảm hứng về bất kỳ vấn đề gì mà người nói cho là hay, là đẹp. Vậy thuyết trình là gì?
- Khái niệm thuyết trình: là quá trình chia sẻ thông tin, tình cảm, thái độ và định hướng chuyển đổi hành vi nhằm thuyết phục một người, một nhóm người hay một cộng đồng nhất định thực hiện theo ý định hoặc mong muốn của người thuyết trình.
Như vậy, yêu cầu của thuyết trình là:
+ Phải có mục tiêu rõ ràng vì nếu không có mục tiêu người ta sẽ gọi đó là nói chuyện phiếm.
+ Phải là quá trình trao chia sẻ hai chiều giữa người thuyết trình với người nghe và ngược lại vì nếu một bên chỉ phải nói, một bên chỉ phải nghe thì người ta sẽ gọi là truyền tin.
- Vai trò của thuyết trình: là một hoạt động thường gặp trong đời sống hàng ngày của mỗi người trong gia đình, trong công việc, trong tình yêu, trong kinh doanh, trong nghiên cứu khoa học, trong giảng dạy, trong hoạt động xã hội,...
Trong công tác vận động hiến máu tình nguyện thì thuyết trình là một công cụ quan trọng và kỹ năng thuyết trình là một trong những kỹ năng cơ bản của người tuyên truyền viên và người làm công tác vận động hiến máu.
- Khả năng thuyết trình của mỗi người:
+ Trước đây, nhiều người cho rằng thuyết trình là một nghệ thuật “cao siêu” không phải dành cho tất cả mọi người, chỉ có những người có “tố chất” mới có thể thành người thuyết trình giỏi. Ngược lại, một số người lại coi nhẹ vai trò của thuyết trình với suy nghĩ là “nghĩ sao nói vậy, cần gì phải rèn luyện”. Đây là những nguyên nhân cơ bản ngăn cản sự cải thiện khả năng thuyết trình của nhiều người.
+ Hiện nay, người ta coi thuyết trình chỉ là một kỹ năng sống cơ bản, một “kỹ thuật” phổ biến trong hầu hết các nghề mà mỗi người đều có thể học hỏi và rèn luyện để trở thành những người thuyết trình viên giỏi. Khả năng thuyết trình không phải là do bẩm sinh mà là sự rèn luyện, học hỏi không ngừng.
7.2. Phẩm chất và yêu cầu cần có ở người thuyết trình giỏi
- Tự tin: được thể hiện từ phong cách đến các quan điểm lập trường, từ niềm tin vào bản thân đến niềm tin vào chân lý của cuộc sống.
- Khiêm tốn, tôn trọng và đồng cảm với đối tượng: không ai là có thể hiểu biết được tất cả, không ai lúc nào cũng đúng và mình cần tôn trọng mọi người thì mọi người sẽ tôn trọng mình. “Nghiêm cấm được xúc phạm tới đối tượng trong mọi trường hợp” đó là một nguyên tắc quan trọng trong thuyết trình.
- Lạc quan, hướng thiện: ai cũng muốn là làm cho tương lai của mình và những người xung quanh được tốt đẹp hơn, ai cũng có lòng nhân ái và mọi người dễ được thuyết phục bởi những tư tưởng, suy nghĩ lạc quan và hướng thiện.
- Có vốn ngôn ngữ giao tiếp phong phú và sử dụng chúng một cách sáng tạo: sử dụng và cảm nhận được vốn từ ngữ phong phú, các cử chỉ hành động được thể hiện đa dạng, sáng tạo và độc đáo trong sử dụng ngôn ngữ giao tiếp sẽ đem lại cho đối tượng sự thú vị, hấp dẫn đến mức dễ được thuyết phục.
- Có hiểu biết sâu sắc về nội dung của vấn đề thuyết trình: sự lúng túng hoặc đưa ra một nhận định sai về nội dung thuyết trình sẽ dễ dàng làm cho đối tượng mất đi niềm tin vào người thuyết trình.
Thuyết trình là một hoạt động đòi hỏi sự nghiêm túc, chân thực trong thể hiện, sự kiên trì bền bỉ trong rèn luyện và sự lạc quan, hướng thiện trong mục tiêu. Thuyết trình chỉ thành công khi trước hết người thuyết trình tạo được niềm tin về bản thân cho đối tượng thuyết trình của mình.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:53 pm

7.3. Các bước tiến hành thuyết trình trong vận động hiến máu tình nguyện
* Bước 1: Xây dựng kế hoạch thuyết trình
- Tìm hiểu đối tượng và hoàn cảnh thuyết trình:
+ Việc tìm hiểu đối tượng: số lượng người; trình độ văn hóa và chuyên môn nghiệp vụ; đặc điểm độ tuổi, giới, về lao động và sinh hoạt; nhận thức, thái độ và hành vi của họ về hiến máu tình nguyện; tình hình về kinh tế, văn hóa xã hội và các phong trào nổi bật ở địa phương, đơn vị; sự quan tâm của lãnh đạo cộng đồng của họ tới phong trào hiến máu tình nguyện;.... Nhìn chung, chúng ta càng về hiểu đối tượng thì việc lựa chọn để xác định mục tiêu, phương pháp thuyết trình càng được phù hợp.
+ Hoàn cảnh thuyết trình: ngoài trời hay trong hội trường; thời gian (sáng, chiều hay tối), thời lượng tối đa cho phép; điều kiện về âm thanh, ánh sáng, máy chiếu, máy tính; tài liệu phát tay; các chương trình lồng ghép; các báo cáo, phát biểu trong chương trình;...
- Xác định mục tiêu: mục tiêu không phải là tất cả những gì ta muốn có ở đối tượng về nhận thức, thái độ và hành vi đối với phong trào hiến máu tình nguyện. Về nguyên tắc, mục tiêu được xác định như sau:


Mục tiêu phải đảm bảo dựa trên tiêu chuẩn của một mục tiêu tốt (SMART).
- Xây dựng thông điệp: dựa trên mục tiêu để xác định thông điệp. Trong một bài thuyết trình không nên chứa đựng quá nhiều thông điệp về các lĩnh vực khác nhau mà nên ngắn gọn, xúc tích.
- Lựa chọn nội dung và ngôn ngữ thể hiện: trên cơ sở thông điệp và hoàn cảnh thuyết trình, người thuyết trình sẽ lựa chọn nội dung và ngôn ngữ thể hiện phù hợp.
+ Cần xây dựng đề cương của bài thuyết trình: cách thể hiện phải dễ hiểu, có nhiều minh họa (bằng các câu chuyện, hình ảnh, băng đĩa,..), có bố cục hợp lý và rõ ràng. Nhìn chung, một bài thuyết trình gồm 3 phần: đặt vấn đề, giải quyết vấn đề và kết luận.
+ Thu thập, chuẩn bị đầy đủ các thông tin liên quan với chủ đề thuyết trình: số liệu, các bài báo, các câu chuyện, các thông tin,... được ghi chép lại và đem theo khi thuyết trình.
+ Chuẩn bị các câu hỏi, các nội dung để giao lưu cùng đối tượng.
- Dự đoán diễn biến và các tình huống có thể xẩy ra:
+ Thông thường trước khi thuyết trình, thuyết trình viên sẽ hình dung ra toàn cảnh của buổi thuyết trình: không khí buổi thuyết trình, diễn biến, sự hưởng ứng của đối tượng. Lưu ý là đừng vẽ cho mình một bức tranh đẹp nhưng không dựa trên sự tìm hiểu và chuẩn bị chu đáo (thiếu thực tế) vì khi vào thuyết trình cụ thể Bạn có thể sẽ bị thất vọng.
+ Nên đưa ra nhiều tình huống có thể xẩy ra: tốt có, xấu có để lên phương án dự phòng.
* Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết
- Tạo tinh thần thỏa mái, tự tin: phải được chuẩn bị rất chu đáo, chuẩn bị tinh thần tốt là điều kiện quan trọng giúp cho bài thuyết trình được hấp dẫn và hiệu quả. Cách chuẩn bị tinh thần tốt là tìm hiểu kỹ đối tượng, chuẩn bị bài thuyết trình chu đáo, chuẩn bị trang phục và phong cách phù hợp, tránh vội vàng, cần nghỉ ngơi, thư giãn trước khi thuyết trình,...
- Các điều kiện về vật chất: cần phải kiểm tra cẩn thận trước khi thuyết trình (phần này có thể có sự trợ giúp của người trợ lý) nhưng bắt buộc phải kiểm tra trước như bài phát biểu (dàn ý), các báo cáo số liệu kèm theo, băng hình, tranh ảnh, máy tính, máy chiếu,... tất cả được đặt ở tư thế sẵn sàng.
* Bước 3: Tiếp cận đối tượng
- Những nguời có kinh nghiệm trong diễn thuyết đều chuẩn bị chu đáo cho “khúc dạo đầu” vì bài diễn thuyết tốt phải có mở đầu hấp dẫn, giải quyết vấn đề một cách thuyết phục và kết thúc ấn tượng. Người diễn thuyết thường suy đi nghĩ lại, chau chuốt cẩn thận, dự tính từng chi tiết (như tư thế, vị trí đứng, cười nói và lời mở đầu, lời chào,..) và dự phòng các tình huống có thể xẩy ra. Thực tế là sẽ rất dễ bị mất bình tĩnh, lúng túng khi thuyết trình viên không chuẩn bị được cách mở đầu cho bài thuyết trình nhất là khi chỉ còn vài phút, vài giây nữa là bắt đầu bài thuyết trình.
- Mở đầu là phần chào hỏi, giới thiệu và nêu khái quát lý do, mục tiêu cuộc thuyết trình. Một số người còn nêu lên sự cảm nhận, ấn tượng của họ về đối tượng (dưới dạng “tán dương khán giả”). Mở đầu nên ngắn gọn, xúc tích, cởi mở, lịch sự và gây được ấn tượng, thiện cảm của đối tượng.
- Lưu ý không nên sử dụng cách mở đầu thụ động như “Hôm nay được sự phân công của.... nên Tôi đến để trình bày về vấn đề... ” hoặc “Tôi xin lỗi là hôm nay do... bận quá nên Tôi được phân công đi thay để... vì vậy chưa được chuẩn bị chu đáo,..”. Mở đầu không nên quá suồng sã nhưng cũng không nên trịnh trọng, nghiêm túc quá mà thường là cởi mở, trang trọng với nụ cười tươi (hay một cách phù hợp, tự tin) của người thuyết trình.

* Bước 4: Chia sẻ và hành động
- Nội dung các vấn đề nêu ra phải rõ ràng.
- Ngôn ngữ giao tiếp phải dễ hiểu, phù hợp với đối tượng và hoàn cảnh thuyết trình. Ngôn ngữ nói phải kết hợp với cử chỉ hành động và ngôn ngữ hình thể và sự di chuyển bản thân.
- Cần luôn luôn quan sát, giao tiếp với đối tượng để điều chỉnh nội dung, hình thức, nhịp độ buổi thuyết trình một cách hấp dẫn.
- Làm “sống” lại chủ đề của buổi thuyết trình.
- Không xa rời mục tiêu, không xa đà vào một vấn đề cụ thể nào đó.
- Không ngừng lại để làm các việc cá nhân như: nghe điện thoại, nói chuyện riêng với một ai đó,...

* Bước 5: Thực hiện lời kết
- Tóm tắt những kết quả đạt được.
- Khắc sâu những điều cần ghi nhớ.
- Tạo động lực để hành động.
- Một sự hẹn hò lãng mạn, ý nghĩa hoặc một sự cam kết đầy trách nhiệm.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:54 pm

7.4. Một số kỹ xảo thuyết trình thường sử dụng
* Xác định mục tiêu thuyết trình: đối với những thuyết trình viên chưa có kinh nghiệm thì xác định mục tiêu nhiều khi là việc khá khó khăn (vì có thể nhầm với mục đích thuyết trình). Vì vậy, để dễ dàng hơn, người thuyết trình có thể trả lời các câu hỏi:
- Mong muốn của ta là sau khi kết thúc buổi thuyết trình là sẽ để lại cho đối tượng những gì về nhận thức (nhớ, hiểu, trình bày, phân tích, vận dụng,...), về thái độ, tình cảm (quan tâm, trách nhiệm, tin tưởng, tôn trọng, quý mến, xa lánh,...) và hành vi (sẽ làm) những gì?
- Đối tượng sẽ đánh giá gì về mình? Sẽ dành cho mình những tình cảm như thế nào?
- Sau buổi thuyết trình này bản thân mình sẽ thu được những gì?
* Kiểm soát được cảm xúc, tinh thần của buổi diễn thuyết: người diễn thuyết có vai trò quan trọng đến mức hoàn toàn có thể khống chế được cảm xúc, tinh thần của đối tượng. Nếu mất vai trò này thì buổi thuyết trình hoàn có thể bị thất bại.
- Gây được sự quan tâm chú ý và thiện cảm của đối tượng ngay ở bước tiếp cận đối tượng. Đây là điều kiện quan trọng. Tuy vậy, nếu Bạn không thực hiện được điều này, Bạn vẫn còn rất nhiều cơ hội để thực hiện nó ở các bước sau.
- Phong cách giao tiếp tự tin, lịch sự:
+ Trong mọi trường hợp, Bạn không nên ăn mặc cẩu thả hoặc tạo khó chịu cho bản thân (như mặc đồ quá chật, những đồ mà Bạn không thích,...) hoặc có một điểm nào đó bất thường gây ấn tượng mạnh làm phân tán sự tập trung của khán giả.
+ Tích cực sử dụng ngôn ngữ hình thể: tư thế, vị trí, đi lại, hành động của Bạn thể hiện phù hợp với giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác và chức vụ,... của bản thân. Lưu ý là phải tạo sự gần gũi, thân thiện và giao tiếp được với đối tượng. Tránh trịnh trọng giả tạo, kiêu ngạo, trịch thượng.
+ Động tác tay, ánh mắt, nụ cười: rất quan trọng trong diễn thuyết. Động tác tay phải thể hiện được nhịp độ, nội dung, tình cảm của buổi thuyết trình hoặc thể hiện thái độ của Bạn trước vấn đề nào đó. Ánh mắt phải thường xuyên hướng về khán giả với sự hỗ trợ của cử chỉ, nét mặt. Nụ cười phải được thể hiện hợp lý, tránh cười to quá, cười ngặt nghẽo, cười khùng khục, cười nhếch mép,... làm phân tán sự chú ý của đối tượng.
+ Kiểm soát được lời nói. Tránh ấp úng, nói lắp, nói ngọng, quên không nhớ, nói lấp lửng,...
- Chủ động dẫn dắt, thay đổi cảm xúc của người nghe theo nhịp độ vừa phải và phù hợp với nội dung thuyết trình.
+ Âm lượng: phải đủ để cho người khác nghe. Bạn nên điều chỉnh âm lượng phù hợp với đặc điểm của đối tượng, số lượng người, hệ thống âm thanh, nội dung thuyết trình (cần nhấn mạnh, tăng tính ly kỳ,...). Tránh nói quá to hoặc quá nhỏ.
+ Ngữ điệu và cao độ của âm thanh: sử dụng ngữ điệu và cao độ của âm thanh để thể hiện cảm xúc, thái độ của Bạn về vấn đề nào đó. Ngữ điệu và cao độ cũng dùng để hỏi, trả lời, để tường thuật lại câu nói của người khác, để bắt đầu hay kết thúc một nội dung thuyết trình.
Âm điệu, ngữ điệu và cao độ của giọng nói phụ thuộc vào không gian thuyết trình, hệ thông âm thanh (bao gồm chất lượng của chúng và người điều chỉnh), những tình cảm, thái độ mà Bạn muốn thay đổi ở đối tượng cho phù hợp với diễn biến cuộc thuyết trình. Bạn cần điều chỉnh âm thanh sao cho phù hợp nhất, tôn lên ở mức cao nhất giọng nói của Bạn.
+ Tốc độ nói: Bạn phải hoàn toàn khống chế được tốc độ nói của mình, có lúc thì dồn dập, có lúc thì chậm và nhịp nhàng, có lúc im lặng,... kết hợp với việc tăng hay giảm ngữ điệu và cao độ của giọng nói để phù hợp với diễn biến cuộc thuyết trình mà Bạn mong muốn.
+ Hơi thở: Khi căng thẳng, hơi thở của Bạn sẽ mạnh và dồn dập nhiều khi được thể hiện rõ ràng qua việc Bạn thở vào micro ra hệ thống loa làm khán giả bật cười. Do vậy, Bạn phải hoàn toàn khống chế được hơi thơ của mình khi diễn thuyết, nhiều khi nín thở, nhiều khi thở nhẹ nhàng, nhiều khi thở dồn dập,... nhưng đó là do Bạn chủ động điều chỉnh cho phù hợp với diễn biến câu chuyện. Những người thuyết trình có kinh nghiệm thường dùng điều chỉnh hơi thở để làm chủ đạo cho việc mô tả các tình huống trong buổi thuyết trình.
- Kết thúc một cách ấn tượng, thể hiện tình cảm, thái độ và sự ghi nhận với khán giả.
* Tạo hấp dẫn cho người nghe:
- Nắm bắt được sự quan tâm, hiếu kỳ của khán giả:
+ Có rất nhiều điều khán giả quan tâm, hiếu kỳ: những câu chuyện lạ, những thay đổi liên quan đến quyền lợi sát sườn của họ,... thậm chí là kể cả những nhận xét của những người lạ về bản thân họ, gia đình họ, nghề nghiệp của họ, cơ quan của họ và địa phương của họ.
+ Thể hiện sự hiếu kỳ: bằng những mẩu chuyện, những vật chứng, câu đố, đoạn phim, tranh vẽ, nhân chứng cụ thể, vở kịch,...
+ Lưu ý: các nội dung tạo sự quan tâm hiếu kỳ của khán giả phải nằm trong mục tiêu của buổi thuyết trình.
- Đưa ra những tình huống gay cấn cần giải quyết:
+ Tình huống đưa ra phải có mâu thuẫn và đề nghị khán giả giải quyết, sau đó người thuyết trình sẽ đưa ra phương án của mình. Các tình huống đưa ra phải nằm trong khả năng đưa ra phương án giải quyết của khán giả. Những vấn đề nhạy cảm, tế nhị hoặc liên quan đến danh dự, nhân phẩm hoặc uy tín của các cá nhân hay tổ chức không nên đưa ra.
+ Tình huống thường là đưa ra phương án giải quyết một vấn đề trong cuộc sống hoặc trong vận động hiến máu tình nguyện, bình luận một bức tranh, một bộ phim hoặc vở kịch, nhận xét về một sự kiện nào đó,...
+ Có thể dành một thời gian nhất định để khán giả thảo luận, tranh luận nhưng phải khống chế được thời gian và phải lựa chọn được người phát biểu. Những cá nhân tích cực sẽ được người thuyết trình tán dương, khen thưởng.
- Tạo nhiều bất ngờ cho đối tượng:
+ Có nhiều cách tạo bất ngờ cho khán giả: kể một sự kiện ngoài sức tưởng tượng (ví dụ như những kỷ lục thế giới, chuyện lạ Việt Nam, những con số bất ngờ, những câu chuyện trên báo chí,...) hoặc dùng những hình ảnh, câu nói, câu chuyện sự bất ngờ,... làm cho khán giả phải ồ lên.
+ Lưu ý: không nên đưa ra những câu chuyện ghê tởm, những lời nói thô tục, xúc phạm tới người khác hoặc những chuyện lố bịch,... gây phản cảm cho khán giả.
- Tạo nhiều tình huống hài hước: tạo hài hước là rất cần thiết trong thuyết trình được thể hiện ở các mẩu chuyện hài, cách thể hiện hài hước về một vấn đề gì đó. Tạo tình huống hài hước đòi hỏi người thuyết trình phải có một chút khiếu hài, cần chuẩn bị trước chu đáo nếu thuyết trình viên chưa có nhiều kinh nghiệm.
- Sử dụng các công cụ thuyết trình: ngày nay người thuyết trình được hỗ trợ bởi nhiều công cụ thuyết trình để minh họa, tạo sự quan tâm chứ ý và hấp dẫn người nghe. Tuy vậy, người thuyết trình không nên lệ thuộc nhiều vào các dụng cụ này như dùng để đọc theo vì không nhớ được nội dung thuyết trình, không cần nhìn vào khán giả mà chỉ việc ngồi đọc và chiếu lên màn hình, không cần thuyết trình vì đã được ghi trong tài liệu,...
- Tán dương và tặng quà khán giả: khán giả rất thích được tán dương kịp thời. Người thuyết trình nên có quà tặng động viên các cá nhân tích cực tham gia. Những lời nói, hành động tán dương phải rất tế nhị và khéo léo, tránh tán dương theo kiểu “tán tỉnh” khán giả.
* Lựa chọn vị trí và tư thế thuyết trình phù hợp: lựa chọn được vị trí và tư thế phù hợp có vai trò quan trọng đem lại thành công cho người thuyết trình.
- Vị trí phù hợp:
+ Mọi người đều nhìn thấy.
+ Tiện cho việc xem lại kế hoạch thuyết trình hoặc tài liệu kèm theo.
+ Tiện sử dụng các dụng cụ thuyết trình.
+ Không che lấp hoặc hạn chế theo dõi của khán giả tới màn hình.
- Tư thế phù hợp:
+ Cơ thể ở trạng thái thỏa mái, tự tin.
+ Sử dụng thường xuyên ngôn ngữ hình thể: tư thế nên thay đổi thường xuyên, cả hai tay cùng vận động và để ở vị trí từ eo trở lên. Gật đầu, mỉm cười là hoạt động thường được khán giả yêu thích ở người thuyết trình.
Nên tránh: cho tay vào túi quần, khoanh tay trước ngực, chỉ tay hoặc dùng nắm đấm hướng về mặt khán giả.
+ Gương mặt tươi sáng và thay đổi theo diễn biến cảm xúc của buổi thuyết trình. Tránh bộ mặt vô cảm.
+ Nhìn thẳng vào khán giả, giao tiếp với khán giả bằng ánh mắt. Như thế khán giả sẽ cảm nhận tốt hơn những điều người thuyết trình muốn nói và ngược lại, người thuyết trình cũng cảm nhận được khán giả đang muốn nói gì.

7.6. Những lỗi hay gặp trong thuyết trình
- Tạo ra không khí trang trọng giả tạo hoặc quá suồng sã.
- Sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành hoặc nói quá sâu về chuyên môn.
- Lúng túng hoặc không nhớ đang nói về vấn đề gì.
- Sử dụng những từ ngữ bóng bẩy, thô tục, hình ảnh kinh dị.
- Vô tình súc phạm khán giả hoặc đẩy khán giả đến tư thế đối địch với người thuyết trình hoặc đối địch với nhau.
- Nói sai một thông tin nào đó hoặc nói dối. Nói sai tên người hoặc sai tên cơ quan, địa phương mà khán giả đang sinh sống, công tác.
- Nói dài, vượt quá thời gian quy định hoặc độc diễn.
- Không chào hỏi hoặc không thực hiện lời kết.
- Lỗi về trang phục, tư thế, vị trí của người thuyết trình.
7.7. Lời khuyên khi rèn luyện để trở thành thuyết trình gia thành công
- Hãy tin vào khả năng thuyết trình của mình.
- Coi thuyết trình là một sự thể hiện nghiêm túc trong cuộc đời của Bạn.
- Hãy nhớ rằng Bạn có thể thất bại trong thuyết trình ngay cả khi Bạn đã là một thuyết trình gia thành đạt.
- Luôn luôn rèn luyện và không được được nản chí.
[b]

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:57 pm

8.3. Nội dung của công tác tư vấn cho người hiến máu tình nguyện

* Tư vấn trước khi hiến máu tình nguyện:
- Đánh giá nhận thức của đối tượng về hiến máu tình nguyện và chia sẻ các thông tin để đối tượng có nhận thức đầy đủ trước khi hiến máu. Những câu hỏi đưa ra để trao đổi thường là: Lý do để Bạn quyết định tham gia hiến máu? Bạn đã được biết những gì về hiến máu tình nguyện? Những thông tin này bạn đã được cung cấp từ đâu? Bạn đã chuẩn bị những gì cho việc bạn tham gia hiến máu; những băn khoăn, lo lắng của bạn là gì? Mong muốn của bạn khi hiến máu?,..
- Xác định đối tượng có đủ điều kiện tham gia hiến máu tình nguyện không: Các thủ tục hành chính như giấy tờ tuỳ thân, địa chỉ, ngày sinh; sơ bộ đánh giá về tình trạng sức khoẻ của đối tượng, khai thác các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu ở đối tượng. Cần phải giải thích rõ là tại sao điều ấy có lợi cho sức khoẻ của bản thân họ và cho người bệnh nhận máu.
Trao đổi về tình hình sức khoẻ và hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS ở đối tượng là một nghệ thuật của người làm công tác tư vấn. Điều này chỉ có thể thực hiện tốt được nếu chúng ta thể hiện được là chúng ta quan tâm tới sức khoẻ của người hiến máu.
- Giải thích đầy đủ, rõ ràng các quy trình, thủ tục khi tham gia hiến máu mà đối tượng cần thực hiện. Những hậu quả xấu có thể xảy ra nếu đối tượng không thực hiện theo đúng các quy trình, thủ tục này.
- Giải thích những diễn biến bất thường, những biểu hiện không mong muốn có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ được tiến hành và những việc mà đối tượng sẽ phải thực hiện trong và sau khi đối tượng tham gia hiến máu. Phải nói rõ cho họ về ý nghĩa của một kết quả xét nghiệm âm tính hoặc dương tính với một bệnh nhiễm trùng (trong đó có giai đoạn cửa sổ) đối với sức khoẻ của họ và đơn vị máu mà họ hiến. Điều này rất quan trọng vì nó chuẩn bị về tâm lý cho người hiến máu khi có kết quả xét nghiệm dương tính.
- Chia sẻ những băn khoăn, lo lắng của đối tượng; trình bày và giải quyết các mong muốn của cả hai bên (chúng ta và đối tượng).
Lưu ý: Chỉ quyết định để đối tượng tham gia hiến máu khi đã xác định được chắc chắn đối tượng đã có đủ điều kiện cần thiết. Những lo ngại về chưa đủ điều kiện (dù chỉ là nghi ngờ) cũng có thể trì hoãn hoặc loại vĩnh viễn việc tham gia hiến máu của đối tượng. Nếu còn nghi ngại, Bạn có thể cùng chia sẻ với bác sỹ khám tuyển chọn hoặc người có kinh nghiệm hơn về tư vấn cho người hiến máu để cùng quyết định.
* Tư vấn sau khi hiến máu tình nguyện:
Sau khi hiến máu, người hiến máu tình nguyện sẽ có giai đoạn “tự kiểm định” và tất cả những bất thường về sức khoẻ của bản thân, họ đều có thể cho rằng đó là do hiến máu. Họ rất lo lắng thậm chí là sợ hãi về điều này. Bên cạnh đó, các xét nghiệm máu của họ đã có kết quả và cho dù là âm tính hay dương tính thì nhiều người trong số họ cũng có nhu cầu trao đổi về những kết quả này.
Người hiến máu cũng rất cần được tư vấn mặc dù đã được tư vấn trước khi tham gia hiến máu.
- Giải thích được các hiện tượng xảy ra đối với họ sau khi họ đã hiến máu: những hiện tượng nào là do hiến máu, hiện tượng nào không do hiến máu, kết quả xét nghiệm máu của họ như thế nào. Những việc họ cần phải thực hiện để bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho bản thân và cho cộng đồng.
- Trao đổi và đưa ra các giải pháp phù hợp về các phản ứng của những người xung quanh khi biết họ đã hiến máu. Đề nghị họ tiếp tục hiến máu nhắc lại (nếu đủ điều kiện) và tích cực vận động những người xung quanh họ tham gia hiến máu tình nguyện. Giải quyết các đề nghị của họ để họ có thể thực hiện được các nội dung trên.
- Trao đổi về những ý kiến của họ để cuộc vận động hiến máu tình nguyện đạt được kết quả tốt hơn.
Lưu ý: Nếu tư vấn không kịp thời có thể xảy ra những phản ứng rất tiêu cực ở người hiến máu tình nguyện.
8.4. Các hình thức tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện
Có nhiều cách để phân loại các hình thức tổ chức tư vấn cho người hiến máu tình nguyện, sau đây là một số hình thức thường được áp dụng hiện nay:
* Dựa theo cách tiếp cận đối tượng: chia thành 2 hình thức
- Tư vấn trực tiếp: là hình thức mà người tư vấn trực tiếp tiếp xúc với đối tượng. Hình thức này có ưu điểm là do tiếp xúc trực tiếp nên mọi sự trao đổi đều có thể được thực hiện một cách dễ ràng; hiệu quả tư vấn cao. Tuy vậy, nó đòi hỏi cả đối tượng và người tư vấn phải thu xếp được điều kiện để trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc với nhau. Địa điểm tư vấn phải đảm bảo trang trọng nhưng kín đáo, thời gian tư vấn phải đủ dài.
- Tư vấn gián tiếp: là hình thức tư vấn mà người tư vấn và đối tượng trao đổi gián tiếp qua các phương tiện truyền thông như: thư, điện thoại, thư điện tử, các phương tiện truyền thông đại chúng,...
Hình thức tư vấn này không đòi hỏi cả người tư vấn và đối tượng phải trực tiếp gặp gỡ, tiếp xúc nhau; không đòi hỏi phải có địa điểm phòng ốc để tổ chức tư vấn. Tuy vậy, do không trực tiếp tiếp cận đối tượng nên sự trao đổi bị hạn chế, cần phải có những chi phí cho việc liên hệ, trao đổi giữa người tư vấn và đối tượng.
* Dựa theo số lượng của đối tượng: chia thành 2 hình thức.
- Tư vấn cá nhân: là hình thức mà người tư vấn chỉ tư vấn cho từng cá nhân đơn lẻ. Hình thức này có ưu điểm là nó có thể trao đổi được một cách dễ dàng nhất những điều thầm kín của đối tượng, trao đổi và chia sẻ được cho mỗi cá nhân cụ thể. Tuy vậy, nó đòi hỏi tốn kém thời gian của người làm tư vấn và của đối tượng nhất là khi nhiều đối tượng cùng có nhu cầu tư vấn về những vấn đề giống nhau hoặc tương tự như nhau. Hình thức này thường được áp dụng để tư vấn trước hiến máu nhưng tổ chức ngay tại điểm hiến máu hoặc tư vấn sức khoẻ sau khi hiến máu cho những đối tượng có kết quả xét nghiệm dương tính.
- Tư vấn cộng đồng: là hình thức người tư vấn tiến hành tư vấn đồng thời cho nhiều đối tượng. Hình thức này có ưu điểm là ít tốn kém thời gian của người tư vấn và thường áp dụng tư vấn cho những tập thể có những đặc điểm giống nhau và trước khi tổ chức ngày hiến máu.
Tuy vậy, do tư vấn cho một số lượng đối tượng tương đối lớn nên rất khó áp dụng cho việc tư vấn những đối tượng cụ thể có hành vi nguy cơ, khó trao đổi những chuyện thầm kín của đối tượng và chỉ dừng lại ở những vấn đề mang tính phổ biến và hay gặp.
* Dựa theo hành động hiến máu:
- Theo số lần hiến máu: tư vấn cho người hiến máu lần đầu hoặc người hiến máu nhắc lại.
- Theo quy trình hiến máu: tư vấn trước khi hiến máu và tư vấn sau khi hiến máu tình nguyện.
Tuỳ theo các yêu cầu và hoàn cảnh cụ thể mà việc tổ chức tư vấn được phân loại theo những hình thức khác nhau. Có thể tổ chức riêng lẻ từng hình thức hoặc phối hợp các hình thức cho phù hợp với tình hình thực tế của cơ sở và của đối tượng tư vấn.
8.5. Các bước tiến hành tư vấn cho người hiến máu tình nguyện
* Bước I: Xác định mục đích tư vấn
Đây là việc rất quan trọng, thông thường việc xác định mục đích tư vấn cho đối tượng là khá dễ dàng, tuy vậy trong nhiều trường hợp do sơ xuất của người tư vấn đã không xác định hoặc xác định sai mục đích tư vấn dẫn đến cuộc tư vấn không đạt hiệu quả.
Không giống như tư vấn cho các hoạt động khác, mục đích tư vấn cho người hiến máu tình nguyện không chỉ nhằm giải quyết nhu cầu tư vấn của đối tượng mà còn giải quyết các yêu cầu của công tác đảm bảo cung cấp máu và an toàn truyền máu.
Do vậy, tư vấn cho người hiến máu là một hoạt động mang tính bắt buộc trong quá trình tổ chức vận động và tuyển chọn người hiến máu. Xác định mục đích tư vấn cần dựa vào:
- Yêu cầu cần có ở đối tượng là gì ? Ví dụ: tư vấn để đối tượng tham gia hiến máu an toàn, tư vấn để đối tượng biết cách bảo vệ sức khoẻ sau khi đã hiến máu,... Những yêu cầu này có thể được xác định ngay khi chúng ta tiếp cận đối tượng.
- Những nhu cầu cụ thể và đặc điểm của đối tượng: nhu cầu này có thể được xác định khi bản thân đối tượng nêu ra, nhưng thường là được xác định trong quá trình tiếp xúc, trao đổi với đối tượng vì có những vấn đề mà đối tượng chưa biết do vậy chưa hình thành nhu cầu.
* Bước II: Chia sẻ thông tin, tình cảm, thái độ
Quá trình chia sẻ thông tin giữa người tư vấn và đối tượng có thể được tiến hành riêng rẽ hoặc đồng thời 2 nội dung sau đây:
- Đánh giá nhận thức, thái độ và hành vi phù hợp của đối tượng.
- Chia sẻ thông tin để đạt được mục đích tư vấn.
* Bước III: Kết luận
Yêu cầu của kết luận là ngắn gọn, đầy đủ và dễ hiểu. Nội dung của kết luận phải thể hiện rõ: Đối tượng nên làm gì, chúng ta cần làm gì và những mốc thời gian (hoặc tiến độ) cần ghi nhớ. Kết thúc tư vấn thường là các câu: đối tượng có băn khoăn, thắc mắc gì không? Nếu đối tượng có vấn đề gì thì sẽ liên hệ với ai, địa chỉ và thời gian nào? Cảm ơn và mong muốn nhận được sự cộng tác.
* Bước IV: Giám sát hiệu quả tư vấn
- Tiếp tục theo dõi sự thực hiện theo kết luận tư vấn, giải quyết các vấn đề mới phát sinh (nếu có).
- Đánh giá hiệu quả tư vấn: dựa theo mục đích tư vấn.
Tuỳ theo các hình thức tư vấn ở các đối tượng và hoàn cảnh khác nhau mà các bước tiến hành cụ thể để tư vấn cho người hiến máu được thực hiện với các nội dung khác nhau, thời gian dành cho tư vấn cũng khác nhau. Tuy vậy, dù là ở đối tượng nào, với hình thức tư vấn nào đi chăng nữa thì khi tiến hành tư vấn, người tư vấn cũng cần phải căn cứ vào mục đích tư vấn và những đặc điểm cụ thể của đối tượng để có những phương thức chuyển tải thông tin, chia sẻ tình cảm, thái độ cho phù hợp với đối tượng.
Tôn trọng tính bí mật riêng tư, đồng cảm sâu sắc, không áp đặt suy nghĩ chủ quan của mình vào đối tượng, biết lắng nghe và biết chia sẻ là những điều cần có ở người làm công tác tư vấn cho người hiến máu tình nguyện.
:sunny:

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:59 pm

Chương 9 : Kĩ năng chăm sóc người hiến máu

10.1. Mục đích, yêu cầu của chăm sóc người hiến máu tình nguyện
Người quan trọng nhất trong một buổi tổ chức hiến máu chính là người hiến máu. Họ là người cần được chăm sóc một cách tận tình, chu đáo bởi những nhân viên được đào tạo một cách bài bản, chuyên nghiệp.
Chăm sóc người hiến máu hiểu theo nghĩa rộng là các hoạt động đảm bảo người hiến máu được phục vụ với chất lượng tốt nhất trước, trong và sau khi tham gia hiến máu.
Chăm sóc người hiến máu không chỉ nhằm đảm bảo an toàn truyền máu mà còn tạo được những ấn tượng tốt đẹp với người hiến máu để họ tích cực vận động những người xung quanh họ và bản thân họ có thể sẽ tiếp tục tham gia hiến máu. Bên cạnh đó, trách nhiệm của chúng ta là phải thay mặt những người bệnh nhận máu thể hiện lòng biết ơn của họ đối với những người đã hiến dòng máu quí giá của mình để cứu sống họ.
* Đặc điểm tâm lý của người hiến máu:
+ Người hiến máu luôn có mong muốn là máu của họ sẽ là máu có chất lượng và an toàn để cứu chữa người bệnh, bản thân họ được đảm bảo an toàn, thoải mái và thuận lợi khi tham gia hiến máu.
+ Cảm xúc hồi hộp, lo lắng đan xen với niềm tự hào khi làm một việc thiện để cứu giúp người khác.
+ Ngỡ ngàng trước những quy trình thủ tục tương đối xa lạ khi tham gia hiến máu và mọi người tại điểm hiến máu.
* Mục đích chăm sóc người hiến máu:
- Đảm bảo an toàn cho người hiến máu.
- Thay mặt người bệnh nhận máu, thể hiện sự trân trọng và lòng biết ơn đối với người hiến máu.
- Đem lại cho họ sự hài lòng về chất lượng phục vụ tại điểm hiến máu để họ có thể vận động người khác và bản thân sẽ tiếp tục tham gia hiến máu (nếu đủ điều kiện).
- Góp phần vào việc tuyển chọn được những người đủ điều kiện tham gia hiến máu an toàn. Đồng thời trì hoãn hoặc loại trừ những người chưa đủ điều kiện tham gia hiến máu.
- Góp phần để tổ chức ngày hiến máu đạt hiệu quả tốt thông qua việc đảm bảo quy trình tổ chức điểm hiến máu.
* Những yêu cầu về chăm sóc người hiến máu:
- Người hiến máu phải có cảm giác được trân trọng, được phục vụ một cách tận tình, chu đáo.
- Tạo được sự an tâm, thoải mái khi hiến máu.
- Gây được những ấn tượng tốt đẹp của người hiến máu về phong trào hiến máu tình nguyện.
- Đảm bảo tốt các yêu cầu về quy trình, thủ tục hiến máu tình nguyện.
* Để thực hiện tốt các yêu cầu trên thì điểm tổ chức hiến máu cần phải:
- Có đội ngũ nhân viên phục vụ với thái độ tốt, mang tính chuyên nghiệp cao, tôn trọng bí mật riêng tư của người hiến máu.
- Nhân lực và trang thiết bị phục vụ buổi hiến máu phải phù hợp với số lượng người tham gia hiến máu.
- Điểm hiến máu phải dễ tìm, dễ thấy, thuận tiện giao thông, rộng rãi, sạch đẹp và thoáng mát về mùa hè, ấm áp về mùa đông, đảm bảo hấp dẫn người hiến máu.
- Quy trình, thủ tục hiến máu phải đơn giản, hợp lý và được giới thiệu cụ thể, rõ ràng.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Tue Mar 24, 2009 11:59 pm

10.2. Chăm sóc trước khi hiến máu tình nguyện
* Đặc điểm tâm lý của người hiến máu trước khi họ hiến máu:
- Tâm trạng đan xen giữa niềm tự hào làm được một việc thiện để cứu giúp người khác với sự hồi hộp, lo lắng, ngỡ ngàng, xa lạ với các quy trình, thủ tục hiến máu và với nhân viên tại điểm hiến máu. Đặc điểm này biểu hiện rõ ở những người hiến máu lần đầu.
- Đa số người hiến máu lần đầu đều có suy nghĩ rằng việc hiến máu của họ là việc có ý nghĩa lớn, thậm chí là một dấu ấn đáng nhớ trong cuộc đời của họ. Sau khi hiến máu, nhất là hiến máu nhắc lại nhiều lần thì suy nghĩ này đã được thay đổi rõ rệt hơn vì họ cho rằng đó là việc làm rất có ý nghĩa nhưng cũng rất đỗi bình thường của một con người.
* Các hoạt động chủ yếu chăm sóc trước khi hiến máu:
<1>. Đón tiếp một cách niềm nở và hướng dẫn các quy trình thủ tục một cách tận tình, chu đáo thể hiện được: người hiến máu là người thân, là vị khách quí của chúng ta.
- Nhân viên chăm sóc người hiến máu đứng ở những vị trí với tư thế thể hiện được: “Chúng tôi đang chờ đón Bạn. Cảm ơn Bạn đã tới điểm hiến máu!”.
- Lời chào với thái độ niềm nở, trân trọng và cởi mở.
- Hướng dẫn đầy đủ, chu đáo các quy trình, thủ tục tham gia hiến máu với tinh thần: chúng tôi vui mừng được phục vụ Bạn; chúng tôi đang lắng nghe Bạn nói; chúng tôi có thể hiểu được tại sao Bạn lại có những suy nghĩ như vậy; nếu có thể được xin Bạn vui lòng thực hiện (mặc dù đây là việc bắt buộc)...
- Hãy bắt đầu mỗi công đoạn trong quy trình bằng câu xin mời và kết thúc bằng lời cảm ơn.
- Nếu có thể được, hãy đáp ứng vượt những mong đợi của người hiến máu: chúng tôi sẽ lo liệu điều đó ngay, xin lỗi vì chúng tôi đã để Bạn phải chờ đợi, trong khi chờ đợi xin Bạn vui lòng thực hiện một số việc sau, một việc nữa mà chúng tôi có thể làm là... Hãy lưu ý từ những động tác rất nhỏ: kéo ghế mời khách, xếp sắp lại tập tài liệu cho ngăn nắp hơn ...
- Tạo một sự giao tiếp thân thiện và lịch sự: chúng tôi mong muốn được thường xuyên đón tiếp Bạn ...
- Kiểm tra để đảm bảo sự hài lòng của người hiến máu: chúng tôi còn có thể làm được điều gì khác không? Bạn còn băn khoăn thắc mắc nào khác không? xin lỗi nếu có những sơ xuất xảy ra ...
* Đối với người hiến máu khó tính, không vui vẻ, dễ giận dữ, hoài nghi:
- Hãy nghe họ giãi bày, đừng ngắt lời họ.
- Thể hiện sự đồng cảm sâu sắc với họ.
- Xin lỗi họ khi họ phàn nàn hoặc ta không đáp ứng được với những yêu cầu khó đáp ứng.
- Nhận trách nhiệm để hành động, không đùn đẩy cho người khác.
<2>. Động viên khích lệ tinh thần, tạo tâm lý an tâm, thoải mái khi tham gia hiến máu:
- Lắng nghe và hưởng ứng lại với sự đồng cảm, những điều mà người hiến máu cảm thấy: chúng tôi có thể hiểu được tại sao Bạn lại hồi hộp lo lắng căng thẳng như vậy, điều này vẫn thường xảy ra với mọi người khi hiến máu, cũng đã có một việc tương tự như thế đã xẩy ra với tôi,...
- Giải thích những điều sẽ xảy ra khi hiến máu: Bạn hãy yên tâm vì khi hiến máu sẽ... , chúng tôi có thể giải quyết vấn đề này để Bạn yên tâm, chúng tôi có thể làm gì để Bạn bớt đi..., mời Bạn ngồi nghỉ một chút để ...
<3>. Những điều kiện mà người hiến máu cần được đảm bảo trước khi hiến máu:
- Phải được nghỉ ngơi từ hôm trước, tránh thức khuya, tránh uống rượu bia, dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý.
- Ăn nhẹ buổi sáng, không ăn thức ăn có nhiều mỡ, uống nhiều nước trước khi hiến máu (250ml - 500 ml), mang theo chứng minh nhân dân.
- Cần ngồi nghỉ tại chỗ trước khi khám tuyển chọn ít nhất là 15 phút.
- Biết được đầy đủ quy trình tham gia hiến máu:
Sơ đồ quy trình tham gia hiến máu tình nguyện:

Đăng ký hiến máu ==>Tu vấn trước hiến máu==>Khám xét nghiệm (TƯ VẤN CHO NGƯỜI BỊ VIÊM GAN B,C, MÁU ĐỤC....)==>Hiến máu==>Nhẹ, nhận quà, giấy chứng nhận==> Nhận kết quả xét nghiệm

* Tránh những sai sót không đáng có ở nhân viên chăm sóc:
Bất kỳ một sai sót dù là nhỏ trong quá trình chăm sóc người hiến máu đều có thể gây nên những hậu quả rất đáng tiếc, tạo nên những phản ứng tiêu cực của người hiến máu đối với phong trào hiến máu tình nguyện và đe dọa tới công tác đảm bảo an toàn truyền máu. Sau đây là những sai sót thường gặp tại các buổi hiến máu hiện nay:
- Trang phục không gọn gàng sạch sẽ.
- Thái độ thờ ơ, thiếu sự quan tâm trong đón tiếp người hiến máu. Nhân viên tán chuyện gẫu với nhau mà quên đi người hiến máu.
- Thiếu sự quyết đoán, non yếu về trình độ chuyên môn nên lúng túng trước những băn khoăn, thắc mắc của người hiến máu.
- Kinh nghiệm và nghiệp vụ hạn chế dẫn đến những sai lầm khi động viên, khuyến khích người hiến máu; không nhạy cảm với những e ngại, ngượng ngùng của người hiến máu.
- Không tôn trọng những bí mật riêng tư của người hiến máu.
- Hành vi không thân thiện, không lịch sự, giọng nói buồn tẻ, lạnh nhạt, trao đổi một cách miễn cưỡng với người hiến máu.
- Giải quyết không tốt các tình huống khó khăn như: gặp phải những người hiến máu khó tính, giận dữ...
- Thiếu chỗ ngồi nghỉ, địa điểm hiến máu không đảm bảo vệ sinh...
[quote]

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Wed Mar 25, 2009 12:00 am

10.3. Chăm sóc trong khi hiến máu tình nguyện
Trong giai đoạn này, chăm sóc người hiến máu chủ yếu thuộc về trách nhiệm của y tá, kỹ thuật viên lấy máu. Hoạt động chăm sóc trong khi hiến máu bao gồm việc thành thạo các kỹ thuật và quan tâm, theo dõi chặt chẽ người hiến máu với thái độ trân trọng, ân cần và cách giao tiếp khéo léo, xử lý tốt các trục trặc nếu có. Nội dung này đã được đề cập một cách chuyên sâu trong quy trình kỹ thuật lấy máu. Sau đây là một số lưu ý:
* Đặc điểm của người hiến máu:
- Hồi hộp, lo lắng, sợ đau. Số ít người có cảm giác ghê sợ khi nhìn thấy máu chảy, khi nhìn thấy kim, nghe thấy tiếng va đập của các dụng cụ y tế,...
- Rất nhậy cảm với cử chỉ thái độ của nhân viên lấy máu. Một số người theo dõi rất chặt chẽ các thao tác của nhân viên như sát trùng, ga rô, chọc ven,...
- Những câu nói, cử chỉ hành động của nhân viên y tế trong giai đoạn này rất cần thiết với người hiến máu.
* Các hoạt động chăm sóc người hiến máu:
- Chào đón với thái độ niềm nở, ân cần. Mời và hướng dẫn cách ngồi vào ghế lấy máu đúng tư thế.
- Giải thích quy trình lấy máu, giới thiệu các hoạt động mà nhân viên sẽ thực hiện và những đề nghị sự hợp tác của người hiến máu.
- Hướng dẫn người hiến máu co bóp tay, hít thở theo đúng quy trình.
- Theo dõi chặt chẽ người hiến máu, giải thích và xử lý kịp thời các trục trặc trong quá trình lấy máu.
- Kỹ năng lấy máu tốt, cử chỉ thái độ ân cần, quan tâm, thao tác nhẹ nhàng.
- Giúp đỡ người hiến máu ngồi dậy, cảm ơn họ sau khi đã lấy máu xong. Hướng dẫn họ thực hiện các hoạt động tiếp theo.
* Các sai sót thường gặp:
- Không giải thích, hướng dẫn đầy đủ, chu đáo quy trình lấy máu cho người hiến máu.
- Lúng túng, động tác thô bạo khi thực hiện kỹ thuật lấy máu.
- Thái độ lạnh nhạt, thờ ơ, thiếu động viên với người hiến máu.
- Xử lý không tốt, không giải thích cho người hiến máu khi có trục trặc trong quá trình lấy máu.
- Để máu chảy ra tay của người hiến máu, sát trùng khi tay đeo găng dính máu của người hiến máu khác.
- Không để người hiến máu nằm nghỉ đủ thời gian cần thiết sau khi lấy máu.
10.4. Chăm sóc sau khi hiến máu tình nguyện
Sau khi đã hiến máu, cơ thể người hiến máu sẽ có những phản ứng để bù lại lượng máu đã hiến là tăng huy động lượng máu dự trữ trong cơ thể để đảm bảo khối lượng tuần hoàn và huyết áp trước, trong và sau khi hiến máu không thay đổi, bên cạnh đó sẽ kích thích tuỷ xương tăng sinh bù lại lượng máu đã hiến. Những phản ứng này là cơ chế tự điều hoà của cơ thể và nó cũng đòi hỏi phải có một thời gian nhất định. Do vậy, việc chăm sóc sau khi hiến máu nhằm đảm bảo an toàn cho người hiến máu và thực hiện các quyền lợi mà người hiến máu được hưởng với những đòi hỏi về tinh thần, thái độ của người chăm sóc giống như việc chăm sóc trước khi hiến máu.
* Các hoạt động nhằm đảm bảo an toàn cho người hiến máu:
- Người hiến máu cần được nghỉ ngơi tại chỗ tối thiểu 20 phút sau khi hiến máu. Những trường hợp cảm thấy hơi choáng váng, hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mặt tái nhợt,... thì cần được nằm nghỉ với tư thế đầu thấp để tăng lượng máu cung cấp cho não. Hãy tỏ ra bình tĩnh trước những trường hợp trên.
- Trước khi rời điểm hiến máu, người hiến máu phải được sự kiểm tra và được sự đồng ý của nhân viên đã được đào tạo để đảm bảo rằng sức khoẻ của họ hoàn toàn bình thường và cảm thấy là được chăm sóc chu đáo.
- Nên uống nhiều nước sau khi hiến máu (250 ml – 500ml), ăn nhẹ tại chỗ.
- Tránh các hoạt động gắng sức trong khoảng 24h (tốt nhất là trong 3 ngày đầu). Không làm các công việc nguy hiểm đòi hỏi phải tập trung cao độ hoặc gắng sức như lái xe đường dài, tập luyện thể thao thành tích cao, thức đêm,... ít nhất trong vòng 24h sau khi hiến máu. Không uống nhiều rượu trong ngày đầu sau khi cho máu.
- Giữ bông (hoặc băng dính) ở nơi chọc ven ít nhất là 12h. Những trường hợp chảy máu nơi chọc ven thì ấn chặt vào bông và giơ tay lên cao cho tới khi máu ngừng chảy. Nếu máu vẫn không ngừng chảy thì nên quay lại trung tâm truyền máu hoặc cơ sở y tế để gặp y, bác sỹ giải quyết.
- Liên hệ với trung tâm truyền máu nếu có các bất thường về sức khoẻ xảy ra sau khi hiến máu.
* Các hoạt động đảm bảo quyền lợi của người hiến máu:
- Trao giấy chứng nhận (hoặc thẻ hiến máu), các huy hiệu hoặc bằng khen: việc này phải đảm bảo sự trang trọng thể hiện sự tôn vinh đối với người hiến máu. Gửi thư cảm ơn trong đó có thông báo về việc máu của họ đã được sử dụng (hoặc không được sử dụng) để truyền cho người bệnh.
- Thông báo về tình hình sức khoẻ và kết quả xét nghiệm đã được thực hiện khi hiến máu. Tổ chức tư vấn sức khoẻ cho người hiến máu.
- Giải quyết các chính sách đã được quy định về chế độ đối với người hiến máu tình nguyện: trao quà tặng, bồi hoàn máu khi người hiến máu cần phải truyền máu,....
* Chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc và lo lắng của người hiến máu:
Phần này được thực hiện như chăm sóc trước khi hiến máu tình nguyện.
* Hãy để lại những ấn tượng đẹp trong giờ phút chia tay:
Bạn hãy làm tất cả những việc có thể để người hiến máu có được những ấn tượng tốt đẹp về phong trào hiến máu tình nguyện trong giờ phút chia tay.
Một số việc cần thực hiện:
- Hỏi lại những điều cần ghi nhớ sau khi hiến máu.
- Xác nhận lại sự hài lòng: khi tham gia hiến máu bạn thấy thế nào? chúng tôi có thể làm được điều gì khác nữa không? xin vui lòng cho biết những ý kiến góp ý để lần sau chúng tôi phục vụ được tốt hơn,...
- Cảm ơn và xin được thứ lỗi cho những sơ xuất, rất mong được gặp lại.
* Trang phục lịch sự, thái độ trân trọng, vẻ mặt tươi cười, giọng nói truyền cảm ở một người nhân viên có kinh nghiệm trong chăm sóc người hiến máu để thể hiện tình cảm lúc chia tay là rất cần thiết.
Bạn nên nhớ là những sai sót trong quá trình chăm sóc trước đây có thể sẽ được bỏ qua, những ấn tượng tốt đẹp sẽ được hình thành nếu Bạn thực hiện tốt những công việc của mình trong giờ phút chia tay với người hiến máu.
* Thiết lập mối quan hệ thường xuyên với người hiến máu:
- Thăm hỏi thường xuyên sức khoẻ của người hiến máu.
- Chúc mừng những ngày quan trọng của họ: sinh nhật, ngày cưới, Tết,...
- Mời tham dự những buổi gặp mặt người hiến máu.
- Gửi thư mời hiến máu nhắc lại (nếu đủ điều kiện).
:bom:

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Wed Mar 25, 2009 12:05 am

10.5. Đảm bảo bí mật riêng tư của người hiến máu
Khi tham gia hiến máu, người hiến máu đã tự nguyện (trên cơ sở bắt buộc) phải bộc lộ những bí mật riêng tư của mình. Chúng ta đều biết, việc người hiến máu không trung thực trước những yêu cầu được đặt ra khi tham gia hiến máu sẽ là nguy cơ đe dọa đến công tác đảm bảo an toàn truyền máu. Nhưng để đáp ứng được các yêu cầu đó, người hiến máu đã phải bộc lộ rất nhiều những vấn đề riêng tư của bản thân trong khi nguy cơ bị tiết lộ bí mật này lại rất lớn. Việc để lộ những bí mật riêng tư của người hiến máu có thể sẽ rất bất lợi cho họ. Do vậy, việc đảm bảo bí mật riêng tư của người hiến máu là rất cần thiết.
* Sự cần thiết phải đảm bảo tính bí mật riêng tư của người hiến máu:
- Chỉ khi người hiến máu cảm thấy những vấn đề riêng tư của họ được tôn trọng và đảm bảo bí mật thì họ mới có thể bộc lộ một cách trung thực và đầy đủ.
- Những người hiến máu sẽ tiếp tục tham gia hiến máu nhắc lại và vận động những người xung quanh tham gia hiến máu, nếu họ được đảm bảo bí mật cá nhân.
- Việc để tiết lộ các thông tin cá nhân của người hiến máu có thể sẽ gây nên những bất lợi rất lớn đối với họ trong công việc và trong cuộc sống hàng ngày.
Giữ gìn bí mật riêng tư của người hiến máu là đảm bảo sự sống còn của phong trào hiến máu tình nguyện. Mọi người sẽ không tham gia hiến máu hoặc nếu có tham gia hiến máu thì họ cũng sẽ không trung thực khi cảm thấy những vấn đề riêng tư của họ không được đảm bảo bí mật.
* Những thông tin của người hiến máu cần phải đảm bảo bí mật:
- Về nguyên tắc, tất cả các thông tin liên quan tới người hiến máu đều phải đảm bảo bí mật. Các thông tin được phép công khai và phạm vi công khai phụ thuộc vào sự cho phép của người hiến máu. Nó không được được tiết lộ cho người khác khi không có sự đồng ý của chính người hiến máu.
- Các thông tin như: họ tên, ngày sinh, địa chỉ, nghề nghiệp, nơi công tác, nhóm máu, số lần hiến máu,.. là những thông tin cần bảo mật.
- Các thông tin như: các kết quả khám lâm sàng, kết quả xét nghiệm máu, các thông tin liên quan đến tiền sử bệnh tật, hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS là các thông tin được bảo vệ tuyệt đối bí mật. Ngay kể cả những người là người thân của người hiến máu, cơ quan nơi họ học tập và công tác,... cũng không được tiết lộ nếu không có sự cho phép của chính người hiến máu. Những nhân viên không có trách nhiệm tham gia tuyển chọn, tư vấn người hiến máu cũng không được biết các thông tin này.
- Hồ sơ người hiến máu đã chứa đựng đầy đủ các thông tin cần đảm bảo bí mật và chỉ có những người có trách nhiệm đã được phân công mới được xem xét chúng. Tại điểm hiến máu cần có sự phân công trách nhiệm cụ thể một nhân viên chịu trách nhiệm đảm bảo tính bí mật của các hồ sơ này.
- Công bố thông tin: các thông tin chung như tỷ lệ bệnh tật, tình hình sức khoẻ của người hiến máu ở một đơn vị cụ thể cần phải thận trọng khi công bố vì có thể sẽ trở nên đáng sợ với người dân trong cộng đồng đó.
* Một số hậu quả khi không đảm bảo bí mật riêng tư của người hiến máu:
- Mọi người sẽ ngần ngại không hiến máu hoặc nếu đã hiến máu rồi thì không muốn hiến máu nhắc lại nếu họ nghĩ rằng những bí mật riêng tư của họ không được đảm bảo.
- Người hiến máu sẽ không muốn nói thật về tình trạng sức khoẻ cá nhân và hành vi nguy cơ của họ trước khi hiến máu. Hậu quả này làm tăng nguy cơ hiến máu không an toàn. Bên cạnh đó, họ cũng có thể ngăn cản những người xung quanh họ tham gia hiến máu.
- Cơ quan, trường học và cộng đồng có thể xa lánh họ nếu biết rằng họ bị nhiễm một bệnh nào đó lây qua đường máu.
- Người hiến máu có thể sẽ khiếu kiện các cá nhân, tổ chức tham gia vào dịch vụ truyền máu khi các thông tin cá nhân của họ bị tiết lộ.
Đảm bảo bí mật các thông tin cá nhân của người hiến máu là một nguyên tắc bắt buộc đối với tất cả những cá nhân và tập thể tham gia công tác vận động hiến máu và truyền máu. Sự vi phạm nguyên tắc này có thể gây nên những hậu quả rất lớn, đi ngược lại với mục đích của việc chăm sóc người hiến máu tình nguyện và có thể dẫn đến vi phạm các quy định của luật pháp về chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ của nhân dân.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Wed Mar 25, 2009 12:06 am

liveforyoursmiledieforyou đã viết:Thay mặt các bạn trong CLB em cảm ơn Anh đã ủng họ hoạt động của CLB trong thời gian vừa qua.
Cảm ơn anh vì những thông tin này rất hữu ích cho chúng em. Bản thân em rất thích những thông tin này. Tuy nhiên chúng em chỉ một góp ý nhỏ với anh là các bài viết hơi dài và cỡ chữ hơi nhỏ nên khó đọc. Nếu có thể anh thì anh chỉnh sửa lại nội dung bài viết sao cho ngắn gọn nhất và chỉnh size chữ lớn hơn một chút được k ah?
Chúc anh thành công trong đợt thực địa này!
Cảm ơn anh nhju. HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ 216149

Right..

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Wed Mar 25, 2009 12:24 am

ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CỦA NGƯỜI HIẾN MÁU TÌNH NGUYỆN


1. Khái niệm
Đặc điểm tâm lý của người hiến máu là các đặc điểm về cảm xúc, tình cảm, thái độ, những nhu cầu, mong muốn và các cử chỉ, hành động được hình thành, phát triển do hoạt động tham gia hiến máu của họ tạo nên và thường sẽ mất đi sau một thời gian nhất định.
Những người hiến máu thuộc nhiều lứa tuổi, nghề nghiệp, trình độ,... khác nhau với những đặc điểm về nhân cách, phong cách sống khác nhau nên đặc điểm tâm lý của họ cũng rất đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, nhiều đặc điểm được hình thành do tác động bởi chính các nhân viên y tế, tuyên truyền viên, các lãnh đạo cộng đồng,... nên nó lại càng trở nên đa dạng phong phú. Các đặc điểm được đề cập trong tài liệu này là các đặc điểm tâm lý chung mang tính phổ biến ở các đối tượng người hiến máu tình nguyện.
2. Sự cần thiết phải nhận biết các đặc điểm tâm lý của người hiến máu
Các nhân viên tham gia vào dịch vụ truyền máu và các tuyên truyền viên nhận biết được một cách sâu sắc đặc điểm tâm lý của người hiến máu được coi là yêu cầu tối thiểu để có thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình trong các hoạt động vận động hiến máu, tổ chức các điểm hiến máu, tuyển chọn người hiến máu, thu gom máu, tư vấn và chăm sóc người hiến máu. Những yêu cầu cụ thể là:
- Nhận biết được cảm xúc của người hiến máu như hồi hộp, lo lắng, sợ hãi, vui mừng, tự hào,... với các mức độ khác nhau để tổ chức các hoạt động và chia sẻ với người hiến máu một cách phù hợp với cảm xúc ấy.
- Nhận biết được thái độ, niềm tin của người hiến máu như sẵn sàng, trung thực, tôn trọng, cởi mở, có trách nhiệm, tự tin, tin tưởng,... hoặc ngược lại để có những thái độ, lời nói, cử chỉ hành động phù hợp với họ.
- Nhận biết được các nhu cầu, mong muốn của người hiến máu và đáp ứng được với các nhu cầu, mong muốn chính đáng của họ như cần được hướng dẫn, cần được động viên hay giải thích, cần được ghi nhận và biểu dương, cần được nghỉ ngơi, cần được tư vấn về những vấn đề của riêng họ,... Không nên để người hiến máu buộc phải nói rõ là họ cần gì thì mới đáp ứng những nhu cầu chính đáng của họ.
Những sai sót dẫn đến không đảm bảo an toàn truyền máu hoặc người hiến máu sẽ không hài lòng, phàn nàn về chất lượng phục vụ của các nhân viên truyền máu, các tuyên truyền viên thường là do xuất phát từ việc thiếu hiểu biết về tâm lý của người hiến máu.
3. Các đặc điểm chung về tâm lý của người hiến máu
* Cảm xúc, thái độ của người hiến máu:
- Hồi hộp, lo lắng đan xen với niềm vui, niềm tự hào khi làm một việc thiện để cứu giúp người khác. Người hiến máu đã phải vượt qua khá nhiều khó khăn, vất vả, tự đấu tranh và chiến thắng với chính mình trước khi đến được điểm hiến máu. Chính điều này cũng góp phần đem lại niềm vui và tự hào cho họ. Niềm vui, niềm tự hào ấy cũng rất dễ bị tổn thương khi chúng ta tổ chức điểm hiến máu, đón tiếp và phục vụ họ không chu đáo tạo sự thất vọng cho người hiến máu.
- Sự ngỡ ngàng đan xen với e ngại ở nơi đông người, phải tiếp xúc với những người lạ. Điều này tạo cho người hiến máu sự lúng túng, nhiều khi e thẹn, xấu hổ nhất là khi được nhắc đến trên loa phóng thanh họ tên, địa chỉ của họ ở nơi đông người. Cảm xúc này rất dễ được xóa bỏ hoặc giảm thiểu đáng kể về mức độ nếu được tiếp xúc với các nhân viên, tuyên truyền viên có kỹ năng giao tiếp tốt. Ngược lại, nó sẽ tăng lên khi người hiến máu một mình bước chân vào điểm hiến máu dưới sự chăm chú quan sát của nhiều nhân viên và tuyên truyền viên hoặc các điểm hiến máu không có nơi đón tiếp, không có hướng dẫn quy trình để họ tham gia hiến máu.
* Nhu cầu, mong muốn của người hiến máu:
- Nhu cầu được ghi nhận, biểu dương và tôn vinh: người hiến máu mong muốn việc hiến máu của mình phải được các nhân viên truyền máu, các tuyên truyền viên nói riêng và xã hội nói chung ghi nhận, biểu dương và tôn vinh. Ngay cả những người hiến máu nói ra là họ không cần những điều ấy thì thực tế họ cũng rất vui khi nhận được giấy chứng nhận hiến máu hay sự tôn trọng, lời cảm ơn của các nhân viên và tuyên truyền viên.
- Nhu cầu được quan tâm, động viên, chăm sóc: người hiến máu thường xác định ngay được vị trí của họ là “người được phục vụ” và “người phục vụ” họ không ai khác chính là nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên. Họ rất cần thái độ cởi mở, trân trọng, thân thiện của nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên.
- Nhu cầu được hướng dẫn, giải thích và tư vấn: đa số người hiến máu khi đến điểm hiến máu đều có những băn khoăn, những câu hỏi mà giải đáp nó phải cần đến nhân viên truyền máu hoặc tuyên truyền viên.
- Nhu cầu đảm bảo an toàn về sức khỏe của họ: người hiến máu luôn đòi hỏi các quy trình, các trang thiết bị và dụng cụ lấy máu cho họ phải được đảm bảo an toàn cho sức khỏe của họ. Những mong muốn chỉ hiến 250 ml máu hoặc phải khám tuyển chọn thật kỹ cho họ đều do xuất phát từ nhu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe của họ.
- Nhu cầu được biết về tình hình sức khỏe của bản thân: người hiến máu được khám lâm sàng, được xét nghiệm bởi các nhân viên y tế do vậy họ muốn biết là các nhân viên y tế đánh giá thế nào về sức khỏe của họ. Khi họ không đủ điều kiện hiến máu nếu không được tư vấn chu đáo thì họ sẽ cho rằng là vì họ “có bệnh”. Suy nghĩ này nhiều khi ám ảnh họ rất lâu về sau.
- Nhu cầu nhận được lời cam kết là máu của họ phải được dùng để cứu người nếu máu đó an toàn, không bị lợi dụng từ việc hiến máu của họ.
- Nhu cầu được bảo mật thông tin cá nhân và được thuận tiện, ít tốn kém về thời gian, tiền bạc của họ khi tham gia hiến máu.
* Các biểu hiện về hành vi ở người hiến máu:
- Quan sát kỹ các nhân viên truyền máu và tuyên truyền viên: đây là biểu hiện thường thấy ở đa số người hiến máu. Cách tổ chức làm việc, trang phục, thái độ, cử chỉ hành động thể hiện trình độ và tính chuyên nghiệp của các nhân viên truyền máu, tuyên truyền viên là tiêu điểm quan sát của người hiến máu.
- Quan sát những người hiến máu khác: để trả lời câu hỏi “họ phải làm những gì?”, “điều gì đã xảy ra với họ?”, “khi đến mình thì cần phải làm gì và điều gì sẽ xảy ra với mình đây?”. Chính vì điều này mà rất dễ gây “phản ứng lan truyền trong tâm lý nhóm” ở người hiến máu tại các điểm hiến máu như: nhiều người xỉu, cùng tìm cách để không “phải” hiến máu, bỏ về khi thấy có người hiến máu bị xỉu,...
- Các cử chỉ hành động biểu hiện sự hồi hộp lo lắng như: vẻ mặt căng thẳng, thở nhanh, thở gấp, vã mồ hôi, đi đi lại lại liên tiếp, hành động hấp tấp, xin hiến với lượng máu ít hơn quy định,...
- Các cử chỉ hành động biểu hiện sự e ngại, xấu hổ: trả lời không trung thực vào phiếu đăng ký hiến máu hoặc khám lâm sàng, đỏ mặt khi được hỏi hoặc trả lời, chờ đợi để cùng khám, cùng nằm trên ghế lấy máu với người thân quen,...
- Các hành vi thể hiện sự tự tin, thoải mái hoặc ngược lại khi hiến máu, hành vi sợ đau khi chọc ven hoặc rút kim khỏi ven, các hành vi ngỡ ngàng thậm chí sợ hãi khi có những phản ứng lâm sàng không mong muốn khi hiến máu,...
- Các cử chỉ, hành vi thể hiện sự hài lòng hay không hài lòng với chất lượng phục vụ khi hiến máu.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by sunflower_2308 Wed Mar 25, 2009 12:24 am

4. Các đặc điểm tâm lý đặc trưng ở các giai đoạn trong quy trình hiến máu
* Trước khi đến điểm hiến máu:
- Người hiến máu phải trải qua “giai đoạn tự lựa chọn” tức là tự đấu tranh giữa việc “có” hay “không” tham gia hiến máu vào thời điểm này. Nhiều khi câu trả lời chỉ đơn giản là “cứ đi đến điểm hiến máu rồi quyết định!”.
- Người hiến máu thường sẽ tưởng tượng ra toàn cảnh của buổi tổ chức hiến máu. Các hình ảnh mà họ đã được xem qua đài báo, mô tả hoặc qua tài liệu tuyên truyền và đặc biệt là lời kể của người đã hiến máu hoặc tuyên truyền viên có tác động rất lớn tới tưởng tượng của họ. Chính vì vậy, trong vận động hiến máu hoặc tư vấn trước hiến máu thì việc chủ động xây dựng cho người hiến máu những sự tưởng tượng sát với thực tế nhất là rất quan trọng.
* Khi bắt đầu đến điểm hiến máu:
- Người hiến máu sẽ quan sát toàn cảnh từ trang trí điểm hiến máu, bố trí sắp xếp điểm hiến máu, tinh thần, khí thế của mọi người ở điểm hiến máu,... trong đó việc trang trí điểm và âm nhạc tại điểm hiến máu có vai trò quan trọng trong việc nhanh chóng tạo trạng thái tâm lý tích cực cho người hiến máu.
- Nhu cầu được đón tiếp, hướng dẫn quy trình hiến máu, giải thích các bất thường (nếu có) đang xẩy ra tại điểm hiến máu. Nếu tổ chức đón tiếp tốt thì sự e ngại, hồi hộp hay ngỡ ngàng ở người hiến máu sẽ nhanh chóng được giải quyết.
* Khi đăng ký hiến máu:
- Sự lúng túng trước một số câu hỏi đặt ra trong phiếu đăng ký hiến máu rất dễ làm cho người hiến máu trả lời không chính xác, nhất là khi ở bàn đăng ký hiến máu có nhiều người quen, hoặc trước sự thúc ép hay gợi ý của nhiều người khác.
- Nhu cầu được giải thích về mục đích của phiếu đăng ký hiến máu, được tư vấn, được tiếp nhận một cách trân trọng phiếu đăng ký hiến máu và hướng dẫn quy trình tiếp theo.
* Khi khám lâm sàng và xét nghiệm trước khi hiến máu:
- Cảm xúc hồi hộp được diễn ra ở đa số người hiến máu. Nhiều người lo lắng không biết nhân viên y tế sẽ nhận xét gì về sức khỏe của họ. Hành vi và cảm xúc của họ lúc này thường là quan sát tỉ mỉ trong sự lúng túng và e ngại.
- Sợ đau khi lấy máu xét nghiệm, sợ phát hiện là mình bị bệnh.
- Người hiến máu rất mong muốn được giải thích về mục đích và những kết quả khi khám lâm sàng và xét nghiệm, mong muốn được động viên và biểu dương. Đa số họ rất căng thẳng khi chờ đợi kết quả xét nghiệm và vui mừng khi biết là đủ điều kiện hiến máu. Ngược lại, những người bị loại lại tỏ ra buồn và lo lắng ngay cả khi đã được tư vấn chu đáo.
* Trong khi hiến máu:
- Sợ đau là cảm xúc hay gặp nhất là những người hiến máu lần đầu. Cảm xúc sợ đau tăng lên rất nhiều nếu thiếu sự động viên của nhân viên lấy máu.
- Quan sát thái độ, hành vi của nhân viên lấy máu và các dụng cụ lấy máu. Sự lúng túng hoặc động tác thô bạo hay dụng cụ không sạch sẽ đều làm cho người hiến máu lo lắng thậm chí sợ hãi.
- Một số người hiến máu có biểu hiện “tự ám thị” như cảm thấy mình đang “mệt dần”, cảm thấy “đang khó thở”,... Những biểu hiện này có thể làm cho người hiến máu có những phản ứng lâm sàng không mong muốn. Một số sợ khi nhìn thấy máu chảy. Do vậy, sự động viên và chia sẻ của nhân viên lấy máu là rất cần thiết. Tuy vậy, đa số người hiến máu lần đầu đều cảm thấy khá bất ngờ vì “không nghĩ là việc hiến máu lại đơn giản như vậy!”.
* Sau khi hiến máu:
- Cảm xúc vui vẻ, thấy nhẹ nhõm kết hợp với cảm giác lâng lâng vì đã hoàn thành việc hiến máu cứu người. Ngay sau khi hiến máu người hiến máu thường mong muốn nghỉ thêm một thời gian tại ghế lấy máu, số ít muốn đứng dậy ngay. Lưu ý việc một số người gập khuỷu tay lại để giữ bông, một số tò mò lật bông nơi chọc ven làm máu chảy ra nhiều gây sợ hãi cho chính họ và nhiều người khác.
- Muốn nói chuyện, chia sẻ với người khác, được căn dặn, hướng dẫn chu đáo những việc cần làm tiếp theo. Muốn được ghi nhận và biểu dương, được quan tâm, chăm sóc chu đáo.
- Những ngày sau khi hiến máu, người hiến máu ở giai đoạn “từ kiểm định” tức là so sánh những thay đổi xẩy ra với họ với những gì họ được biết trước đó. Người hiến máu rất lo lắng nếu có những bất thường xẩy đến với họ và dễ liên tưởng những bất thường ở họ là do việc hiến máu. Do vậy, tổ chức tư vấn sau khi hiến máu là rất cần thiết đối với người hiến máu.
5. Một số yếu tố ảnh hưởng tới tâm lý của người hiến máu
- Nhận thức về hiến máu tình nguyện của người hiến máu: những người có nhận thức đầy đủ thì các đặc điểm tâm lý của họ tích cực hơn so với những người có nhận thức không đầy đủ.
- Biện pháp sử dụng để can thiệp chuyển đổi hành vi: can thiệp chuyển đổi hành vi trực tiếp thường tạo cho người hiến máu có những biểu hiện rõ ràng hơn so với can thiệp gián tiếp.
- Tổ chức điểm hiến máu: trang trí, sắp xếp quy trình, các trang thiết bị và thái độ của nhân viên, tuyên truyền viên có ảnh hưởng rất lớn tới tâm lý của người hiến máu.
- Số lần hiến máu: những người hiến máu lần đầu có những đặc điểm tâm lý biểu hiện rõ ràng hơn so với người hiến máu nhắc lại.
- Những người có nhân cách yếu dễ có những biểu hiện “tự ám thị”, nhu cầu được quan tâm, chăm sóc và được ghi nhận cao hơn so với người bình thường.

_________________
..you're impossible to find..
sunflower_2308
sunflower_2308

Tổng số bài gửi : 70
Age : 33
Đến từ : HaNoi
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 10/09/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by Tre Thu Aug 20, 2009 12:20 pm

thank sunfower_2308.hj.hình như 23/8 là sinh nhật bạn đúng hông? 19
Tre
Tre

Tổng số bài gửi : 8
Lớp: : K7b
Cảnh cáo :
HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Left_bar_bleue0 / 1000 / 100HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Right_bar_bleue

Registration date : 03/12/2008

Về Đầu Trang Go down

HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^ Empty Re: HÔNG BÍT CHÍT LIỀN.. ^^

Bài gửi by Sponsored content


Sponsored content


Về Đầu Trang Go down

Trang 1 trong tổng số 2 trang 1, 2  Next

Về Đầu Trang


 
Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết